Thị trường chứng khoán biến động mạnh: Vì sao? (Phần 1)

Thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán vừa qua có những phiên tăng, giảm điểm, thậm chí có những phiên giảm rất sâu và hiện chỉ số Vn-Index quanh mốc 1.000 điểm. Vì sao thị trường có sự biến động mạnh như vậy?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thông tin trong nước và quốc tế

Nhiều tổ chức quốc tế lạc quan về kinh tế Việt Nam. Ảnh: TTXVN

# Nhiều tổ chức quốc tế vẫn đang có những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022, hầu hết ở mức từ 7,5-8,2%, thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á. 

# Tuy nhiên, theo Bộ KH&ĐT, bên cạnh lạm phát thì mối lo ngại về kinh tế cuối năm đang có xu hướng chuyển dịch sang cả các lĩnh vực khác như bảo đảm an toàn tài sản, vốn đầu tư…

# Từ đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đã thặng dư tới 9,4 tỷ USD, hỗ trợ lớn cho cán cân thanh toán quốc tế.

# Và hiện, chúng ta có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu. 

# Nhiều NH thương mại vừa khuyến cáo người dân không nên rút tiền ngân hàng để gửi các các tổ chức không có chức năng nhận tiền gửi theo quy định để lấy lãi cao, tránh rủi ro đối với người gửi tiền. 

# Ở lĩnh vực BĐS, Bộ Xây dựng đánh giá, hiện giao dịch BĐS vẫn chưa nh bạch, vẫn còn hiện tượng 'hai giá', kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế. 

Goldman Sachs dự báo Fed có thể tăng lãi suất lên mức đỉnh điểm 5% vào tháng 3/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

# Goldman Sachs dự báo, Fed có thể tăng lãi suất lên mức đỉnh điểm 5% vào tháng 3/2023, cao hơn 0,25 điểm % so với các dự báo trước đó. 

# Trong khi đó, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 9 tăng cao hơn dự kiến trong bối cảnh áp lực lạm phát có thể khiến FED tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75% ngay trong tuần này. 

# Tổng Thư ký Liên hợp quốc vừa thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc kéo dài và thực thi đầy đủ thỏa thuận xuất khẩu lương thực của Nga-Ukraine. 

# Và theo thống kê, nền kinh tế số của Đông Nam Á vẫn đang trên đà đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030 khi mua sắm trực tuyến trở thành tiêu chuẩn.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Hôm nay, thị trường chứng khoán VN đã có phiên biến động mạnh. Giảm ngay từ đầu phiên và thu hẹp đà giảm về cuối phiên, chỉ số VNIndex đóng cửa tại 1.027,94 điểm sát mốc tham chiếu.

Mặc dù vậy, số mã giảm vẫn áp đảo trên diện rộng; Trong phiên, có lúc chỉ số VNIndex lùi sát về mốc 1.000 điểm.

# Xét về nhóm ngành, nhóm Tài chính khởi sắc hơn thị trường chung. Bên cạnh đó, một số mã Ngân hàng đã nâng đỡ tốt cho thị trường hồi phục. Riêng nhóm Chứng khoán ghi nhận độ bật mạnh

Nhóm Thép-Tôn mạ đồng loạt báo lỗ trong quý 3 khiến giao dịch ở nhóm này khá tiêu cực

# Và không chỉ phiên hôm nay, thực tế thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán vừa qua có những phiên tăng, giảm điểm, thậm chí có những phiên giảm rất sâu và hiện chỉ số Vn-Index quanh mốc 1.000 điểm. Vì sao thị trường có sự biến động mạnh như vậy?

Ảnh nh họa

Tính chung trong tháng 10, chỉ số VNIndex mất 104,17 điểm, tương ứng 9,2% và giảm 31,4% so với đầu năm. Theo đó, một trong những yếu tố khiến thị trường ghi nhận nhiều phiên biến động mạnh là do tâm lý nhà đầu tư chưa vững như nhận định của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam:

"Thị trường có nhiều thời điểm sụt giảm quá đà, ngay như trong thời điểm hiện nay, thị trường chứng khoán có biến động lớn. Có những thời điểm phục hồi trong phiên nhưng đến cuối phiên lại sụt giảm mạnh như phiên giao dịch đầu tuần ngày hôm nay.

Bối cảnh hiện nay, thị trường có mặt bằng giá khá thấp có yếu tố hấp dẫn dòng tiền, đó là những tín hiệu tích cực nhưng do tâm lý nhà đầu tư chưa được ổn định lắm nên có những phiên biến động mạnh. Các nhà đầu tư cần thêm thời gian để lấy lại sự ổn định".

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khiến thị trường chứng khoản giảm điểm mạnh, liên quan đến kinh tế, lãi suất tăng trên toàn cầu, chính sách tiền tệ siết chặt…cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư.

Ông Đỗ Bảo Ngọc cho biết thêm: "Đầu tiên, động thái tăng lãi suất điều hành cùng với đó là hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng vừa qua đã tác động mạnh lên thị trường chứng khoán. Điều kiện tài chính trở nên eo hẹp trên toàn cầu khi ngân hàng trung ương đồng loạt nâng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ là nguyên nhân chính khiến thanh khoản trên kênh đầu tư rủi ro như cổ phiếu giảm đi nhanh chóng. Nhiều nhà đầu tư đã rút tiền về gửi ngân hàng.

Cùng với đó, trong bối cảnh tỉ giá căng thẳng, về nguyên lý, nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng bán ròng trên thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam để mang tiền về các nước phát triển như Mỹ nhằm hưởng lợi từ việc đồng USD tăng mạnh".

Ngoài ra, ông Đào Minh Châu, PGĐ Phân tích cổ phiếu SSI Research nhận định, việc thanh khoản giảm chủ yếu do dòng tiền vào của nhà đầu tư cá nhân giảm, nhiều nhà đầu tư cá nhân có xu hướng rút tiền ra..

Ông Đào Minh Châu phân tích thêm: "Nhà đầu tư cá nhân liên tục mua ròng từ tháng 10/2020 tới tháng 3 năm nay. Từ tháng 4-8/2022, NĐT cá nhân liên tục rút ròng với giá trị khoảng 6.000 tỷ do bối cảnh dòng tiền thắt chặt, lãi suất tăng khiến chi phí vốn đầu tư tăng. Chỉ số sụt giảm khiến kênh đầu tư chứng khoán bớt hấp dẫn, nền kinh tế mở cửa dẫn tới nhiều NĐT rút tiền ra để quay lại sản xuất, kinh doanh".

Trước việc dòng tiền vào thị trường chứng khoán sụt giảm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi lý giải, chứng khoán thế giới điều chỉnh mạnh, giảm sâu đã tác động liên thông tới thị trường của Việt Nam. Việc dòng tiền vào thị trường chứng khoán giảm mạnh, xuất phát từ động thái tăng lãi suất, quản lý chặt room tín dụng... Ngoài ra, kinh tế phục hồi nên dòng tiền hướng nhiều vào sản xuất kinh doanh, thay vì chứng khoán như trước.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Tài chính cho biết, vẫn tin tưởng vào phát triển ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng tốt: "Chúng tôi vẫn tin tưởng vào sự phát triển ổn định và bền vững vào thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở ổn định cái gốc là ổn định kinh tế vĩ mô. Trước mắt chúng tôi vẫn giữ thị trường chứng khoán được vận hành một cách trơn tru, công khai, nh bạch".

Có thể thấy, sự thận trọng của nhà đầu tư vẫn đang hiện diện trên thị trường. Vậy sang năm 2023, thị trường chứng khoán sẽ nằm trong xu thế phát triển nào?  Các nhà đầu tư cần lưu ý điều gì? Nội dung này sẽ được chúng tôi tiếp tục ghi nhận ý kiến chuyên gia trong bài viết tiếp theo.