Tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ dần cải thiện vào quý 2

Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ dần được cải thiện vào quý 2/2023 và 2 năm tiếp theo (2024-2025) với dự báo tăng trưởng lên mức 6,5% mỗi năm.

Thông tin trong nước và quốc tế

# Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Đồng thời, Chính phủ cũng giao Bộ TN&MT hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi) trước 1/4/2023. 

Ảnh nh họa

# Đáng chú ý, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ dần được cải thiện vào quý 2/2023 và 2 năm tiếp theo (2024-2025) với dự báo tăng trưởng lên mức 6,5% mỗi năm.

Đây là nhận định mà Ngân hàng thế giới đưa ra trong báo cáo Điểm lại, cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, ấn bản tháng 3 năm 2023 vừa công bố.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: "Tôi tin tưởng rằng, thời gian tới, Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, không như nhiều quốc gia khác. Thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn. Đồng thời, chính sách tài khóa và tiền tệ phải đồng bộ để đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế, và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả".

Ngân hàng Thế giới cũng nhận định, ngành dịch vụ trở thành ngành lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam, tăng từ 40,7% GDP năm 2010 lên 44,6% GDP năm 2019.

# Tuy nhiên, trong đà giảm tốc từ đầu năm, liệu lĩnh vực XK có một điểm sáng khi xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 10 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Việt Nam hiện là nước XK các sản phẩm từ sắn đứng thứ ba thế giới về lượng và đứng thứ hai về giá trị kim ngạch. 

# Trong khi đó, “tiền ảo” vẫn đang là mối quan tâm của không ít người Việt Nam. Bởi theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 16,6 triệu người sở hữu tiền mã hóa, giá trị các hoạt động giao dịch tài sản số ở Việt Nam trong 1 năm qua lên tới 112,6 tỷ USD.

Và trong top 200 DN tiền mã hóa, tiền ảo hàng đầu thế giới, có 7 DN do người Việt sáng lập.

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa tuần, chỉ số hàng hóa MXV- Index giảm mạnh gần 3,2% xuống 2.220 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12 năm 2021. Tuy nhiên, do có thể giao dịch theo cả 2 chiều mua và bán, nên giá trị giao dịch tại MXV tăng mạnh hơn 30% trong tuần qua, trung bình đạt 5.000 tỷ đồng/ngày.

Trên sở NYMEX, giá dầu WTI giảm 12,8% xuống còn 66,93 USD/thùng và giá dầu Brent chốt tuần giảm 11,8% xuống 72,97 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất của giá dầu trong vòng 15 tháng và giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tồn kho dầu gia tăng ở Mỹ, kết hợp với lo ngại suy thoái tài chính, kinh tế là nguyên nhân gây ra tâm lý tiêu cực trên thị trường dầu trong tuần qua.

Cung cấp thêm các thông tin mà nhà đầu tư cần chú ý trong tuần này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết: “Đầu tuần này, giới đầu tư sẽ cần đặc biệt chú ý tới các diễn biến xoay quanh số phận ngân hàng Credit Suisse, để đánh giá xem liệu có thể xảy ra cuộc khủng hoảng lan rộng trong ngành ngân hàng tại Mỹ và châu Âu hay không. Đây là nhân tố sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngay trong biên bản họp sẽ công bố vào 1:00 sáng thứ năm tuần này.”

Trước đó, thị trường hàng hóa nguyên liệu trên các Sở giao dịch thế giới ghi nhận biến động rất lớn trong tuần vừa qua, sau các thông tin liên quan đến cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ và châu Âu.

 

Trụ sở Fed tại Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)

# Fed được dự báo năng nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tuần này, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất thêm 0,5%.

# Goldman Sachs vẫn giữ dự đoán FED sẽ công bố các đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7.

# Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ và là một trong 30 ngân hàng quan trọng nhất trong hệ thống tài chính toàn cầu - vài ngày qua lại đối mặt thách thức mới.

Cổ phiếu của ngân hàng đã giảm 75% trong 12 tháng qua. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng niềm tin đã leo thang nhanh chóng trong tháng này.

Chuyên gia kinh doanh và tài chính độc lập Martin Spieler đánh giá: "Vấn đề thực sự của Credit Suisse lúc này là sự tự tin. Họ phải lấy lại được sự tự tin và điều đó sẽ không chỉ mất một năm. Điều mà Credit Suisse cần bây giờ là thời gian. Họ phải lấy lại niềm tin từ khách hàng, từ các nhà đầu tư và điều đó cần rất nhiều thời gian".  

Vấn đề tại Credit Suisse một lần nữa làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân hàng sau vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank cuối tuần trước.  Cổ phiếu của Credit Suisse đã mất 25% trong tuần qua bất chấp khoản vay khẩn cấp trị giá 54 tỷ đôla từ Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ.

Thông tin thị trường chứng khoán

# TTCK Mỹ vẫn có tuần tích cực khi chỉ số S&P 500 tăng 1,43% và 4,41% trên Nasdaq, trong khi DJIA giảm nhẹ 0,15%.

Điểm nhấn của TTCK Mỹ tuần này nghiêng về các diễn biến tiếp theo xoay quanh câu chuyện SVB. Tiếp nối trường hợp trên, những lo ngại tương tự xảy đến với First Republic Bank (FRC) và Credit Suisse (CS) đã khiến các chỉ số chứng khoán biến động khá mạnh.

# Còn ở trong nước, trong ngắn hạn, rung lắc, giằng co vẫn là trạng thái chính của thị trường. Kháng cự gần trên VNIndex là khu vực 1.050 – 1.060 điểm trong khi hỗ trợ gần là ngưỡng điểm 1.040 – 1.030.

# Theo SSI Reseach, do thị trường vẫn đang trong xu hướng đi ngang, nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên giải ngân quanh các vùng nền tích lũy hoặc các nhịp điều chỉnh về lại hỗ trợ và ưu tiên chốt lời ngắn hạn trong các nhịp break của cổ phiếu.