Sau 1 tháng tăng lương, giá cả biến động ra sao?

Việc giá xăng dầu trong nước, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng BHYT được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 7 tăng 0,48% so với tháng trước.

# Lạm phát cơ bản tháng 7 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%).

Theo các chuyên gia, so sánh với một số chỉ tiêu kinh tế và kết quả thực tế vừa công bố trong 7 tháng đầu năm, thời gian tới, có thể NHNN tiếp tục quay lại mục tiêu ban đầu đó là kiểm soát tỷ giá, kiềm chế lạm phát. 

# Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 7 ghi nhận hơn 8.200 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 17% so với cùng kỳ. Cùng thời điểm, có hơn 7.000 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 30% so với tháng trước và tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023.

Ảnh nh họa: VnEconomy

# 160.000 lao động là con số mà TPHCM cần tuyển dụng trong 6 tháng cuối năm, đáp ứng nhu cầu hoạt động của các ngành nghề thương mại, dịch vụ và xuất khẩu. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp chạy đua cuối năm, vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự trở nên sôi động hơn bao giờ hết. 

# Còn với thị trường tiêu dùng, nhu cầu xe đạp, xe máy điện của học sinh, người nội trợ ngày càng tăng: Cụ thể, doanh thu của nhiều cửa hàng bán xe máy, xe đạp điện đang tăng trưởng tích cực. Trong đó, nhóm khách hàng là người nội trợ, học sinh, sinh viên tăng trưởng tốt. 

#  Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính sẽ có khoảng 17.000 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước trong tháng 7/2024, đạt giá trị khoảng 337 triệu USD. 

# Đáng chú ý, tổng doanh số 5 sàn thương mại điện tử trong nửa năm qua đạt 143.900 tỷ đồng, tăng 54,91% so với cùng kỳ 2023. Trung bình mỗi ngày, người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu xấp xỉ 800 tỷ đồng trên 5 sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop). 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa ngày 29/7, nhiều mặt hàng nguyên liệu chủ chốt chịu áp lực bán mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index sụt giảm 0,7% xuống 2.117 điểm, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 2.

Nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng toàn thị trường với toàn bộ 5 mặt hàng đồng loạt giảm giá. Trong đó, giá khí tự nhiên sụt giảm gần 1%, hai mặt hàng dầu WTI và dầu Brent cũng ghi nhận mức giảm lần lượt là 1,75% và 1,66%.

MXV cho biết, dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc là yếu tố đã tạo sức ép lên thị trường dầu trong phiên hôm qua. Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, tổng nhập khẩu dầu nhiên liệu của quốc gia này đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về triển vọng nhu cầu ở nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

# Với TTCK Mỹ, TTCK Mỹ có phiên đi ngang về điểm số khi vẫn đang quan sát các tín hiệu tiếp theo từ cuộc họp chính sách của FED diễn ra trong hai ngày 30 – 31/07. Hiện gần 96% NĐT đang kỳ vọng FED sẽ giữ nguyên lãi suất trong đợt này và lần cắt giảm lãi suất đầu tiên dự kiến thực thi kể từ kỳ họp tháng 9 với xác suất gần 89%. Đóng cửa, S&P 500 +0,08% và Nasdaq +0,07%; còn DJIA -0,12%.

Còn ở trong nước, một diễn biến đáng chú ý là phiên đầu tuần, Cổ phiếu của Xây dựng Hòa Bình (HBC), và HAGL Agrico (HNG) đồng loạt giảm sàn sau thông báo bị hủy niêm yết bắt buộc.

Nếu nhìn tổng thể, dù VN-Index diễn biến tích cực, tuy nhiên thanh khoản thấp nên thị trường khó đột phá.

Theo SSI Reseach, trước phiên giao dịch hôm nay, các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX duy trì trạng thái hồi phục. Với việc giữ vững trên vùng 1.242, chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục xu hướng tăng điểm lên vùng 1.252.