Sài Gòn sống và yêu: Xóm nghề làm chổi đót, nét miền Trung giữa Sài Gòn

Nghề làm chổi đót (chổi bông cỏ) là một nghề thủ công truyền thống ở Miền Trung. Những năm 60 của thế kỷ trước, những lưu dân miền Trung (chủ yếu quê ở Quảng Ngãi) mang theo nghề bó chổi đót của quê hương vào Sài Gòn lập nghiệp và hình thành “xóm chổi đót” vang danh khắp khu vực quận 6, TPHCM.

Trải qua hơn nửa thế kỷ thăng trầm, những người thợ nơi đây vẫn bám trụ, gìn giữ cái nghề ông cha để lại – như lưu giữ một nét văn hóa độc đáo của ền Trung nắng gió trên mảnh đất Sài Thành.  

 

Nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ 180 Phạm Phú Thứ và hẻm 192 Phạm Văn Chí (phường 4, quận 6) là một đoạn đường được khoác lên màu “vàng ươm” của cây đót. Những bó đót chất dọc lối đi, những cây chổi đót treo đầy trước hiên nhà... Hầu hết các “cơ sở” làm chổi đót có diện tích khá khiêm tốn, khoảng chừng 20m2. Đây là nơi trú ngụ và mưu sinh của những người thợ làm nghề bó chổi đót.

Nói về cơ duyên đến với nghề và hình thành “xóm chổi đót”, ông Tư Trung (55 tuổi, quê gốc Quảng Ngãi) – một người thợ trong gia đình có 2 thế hệ nối tiếp nhau giữ lửa nghề làm chổi đót, chia sẻ: “Cái nghề này cơ duyên là nghề truyền thống của cha ông làm, sau khi cha ông cao tuổi rồi không làm được nữa thì tới đời con. Chú nối nghiệp nghề của ông cha để làm. Nghề này xuất phát từ hồi xưa tới giờ, nghề truyền thống cách đây hơn 60 năm về trước. Trước giải phóng chế độ cũ, cha ông ền Trung vô đây lập nghiệp làm nghề chổi này để mà kiếm cuộc sống sinh nhai , dần dà thành ra nguyên một xóm chổi”.

Nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ 180 Phạm Phú Thứ và hẻm 192 Phạm Văn Chí (phường 4, quận 6) là một đoạn đường được khoác lên màu “vàng ươm” của cây đót.

Theo lời kể của những bậc cao niên ở “xóm chổi”, khoảng đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, những lưu dân ền Trung (chủ yếu từ Quảng Ngãi) vào Sài Gòn lập nghiệp và mang theo nghề làm chổi đót của quê hương. Họ tập trung thành từng nhóm sinh sống trong quanh khu chợ Bình Tiên, trên đường Phạm Phú Thứ, Phạm Văn Chí, Quận 6, TPHCM.

Họ nhập cây đót - một loại cây cỏ hay mọc trên các triền núi và lưng đồi vùng cao, ở các tỉnh ền Trung vào Sài Gòn để làm nghề. Theo dòng thời gian, “xóm nghề bó chổi đót” dần hình thành và duy trì đến ngày nay.

Hơn 3 thập kỷ, “sống” với nghề bó chổi đót, Bà Nguyễn Thị Thu Hồng (52 tuổi) – chủ cơ sở sản xuất chổi Hồng Thái, trải lòng: Thời kỳ hoàng kim của nghề là khoảng 6 năm trước, đơn hàng nhiều được xuất khẩu sang cả nước ngoài nhưng kể từ sau dịch Covid nghề làm chổi đót dần mai một.

“Lúc đó, hàng hút làm nó phấn khởi lắm, 4-5 giờ sáng dậy làm rồi. Các nước Đài Loan, Úc ... chuộng những mẫu chổi ở đây thì người ta đặt hoặc người ta có công ty ở Việt Nam người ta cử người lại mua. Từ hôm dịch đến giờ xuất khẩu khó lắm, lúc trước 1 năm có thể mình đi 4-5 chuyến, bây giờ năm đi 3 chuyến. Tại vì bây giờ xuất khẩu qua nước khác phải khử trùng đúng 100 độ C, rồi hóa đơn này kia, nó khó khăn lắm.Bây giờ nghề của mình nó cũng bấp bênh, tuổi trẻ không có đi theo nghề này nữa”.

Nguyên liệu chính làm chổi là cây đót, cây đót được thu mua vào đầu tháng giêng đến tháng hai âm lịch từ các tỉnh ền Trung như Quảng Ngãi, Kom Tum, Gia Lai.....

Nghề làm chổi đót thoạt nhìn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại lắm công phu, phụ thuộc vào đôi tay khéo léo của người thợ. Ở “xóm chổi” hầu như không có sự xuất hiện của máy móc, tất cả các công đoạn đều làm bằng thủ công. Để làm ra 1 cây chổi đót hoàn chỉnh, phải trải qua 6 công đoạn như xé bông đót, làm tua, cột lọ, bó chổi, bện chổi, chặt tề…

Nguyên liệu chính làm chổi là cây đót, cây đót được thu mua vào đầu tháng giêng đến tháng hai âm lịch từ các tỉnh ền Trung như Quảng Ngãi, Kom Tum, Gia Lai..... Hiện thị trường tiêu thụ chổi đót của “xóm chổi” quận 6 chủ yếu ở Sài Gòn và các tỉnh ền Tây, giá chổi dao động từ 20.000 – 80.000 đồng/cây, tùy vào từng loại “hàng chợ” hay “hàng đặt”…

Theo dòng thời gian, với sự phát triển của khoa học – công nghệ: máy móc hiện đại ra đời, nhiều mặt hàng chổi mới xuất hiện “cạnh tranh” với chổi đót truyền thống. Thêm vào đó, với những đòi hỏi khắc khe của nghề làm chổi đót: phải có sức khỏe tốt, khéo tay, tỉ mỉ… nhưng nguồn thu nhập chỉ vừa đủ sống khiến cho lớp trẻ chẳng còn mấy ai “mặn mà” với nghề. Hiện “xóm chổi đót” ở quận 6 từ hơn 100 hộ ngày ấy bây giờ “teo tóp” chỉ còn khoảng 10 gia đình bám trụ với nghề.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh (55 tuổi, quế gốc Quảng Ngãi) – một người thợ có hơn 20 năm làm nghề chia sẻ: Trong khi nghề chổi đót ở “xóm chổi”quận 6 dần mai một thì tại Quảng Ngãi nghề chổi rất hưng thịnh. Nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ, giá nhân công thấp nên những cây chổi đót xuất phát từ Quảng Ngãi nhập vào Sài Gòn với giá rẻ, làm đảo lộn thị trường

“Thị trường ế người ta không đặt hàng, giờ có máy móc mấy hàng công nghệ cao như máy hút bụi nên giờ mình không bán được nhiều nữa. Với lại bây giờ ở ngoài quê Quảng Ngãi, người ta làm nhiều quá mình đâu có làm bán lại đâu giá cả, ở đây mình làm cạnh tranh không lại. Cả xóm người ta nghỉ hết rồi còn có mấy người, nghề này nó bụi làm cực lắm, phải làm nhiều thời gian mới ra sản phẩm mà bụi bặm dữ lắm, làm nhà cửa dơ lắm mà nó ít tiền lắm”.

Với những người thợ nơi “xóm chổi”, cái mùi thơm “ngai ngái”, màu vàng đặc trưng của cây đót hàng chục năm qua đã trở thành 1 phần “máu thịt” trong đời sống của họ.

Ngày nay, mặc dù đang đứng bờ vực “giải nghệ”, nhưng với lòng yêu nghề, những người thợ ở nơi đây vẫn đang cố gắng từng ngày để bám trụ với nghề. Đã ngoài 50 tuổi, nhưng họ vẫn đeo đuổi công việc nhọc nhằn, vất vả này; “níu giữ” cái nghề truyền thống của ông cha để lại với quyết tâm “còn nước – còn tát”.

Với những người thợ nơi “xóm chổi”, cái mùi thơm “ngai ngái”, màu vàng đặc trưng của cây đót hàng chục năm qua đã trở thành 1 phần “máu thịt” trong đời sống của họ. Cả cuộc đời chèo chống để trụ vững với nghề, điều mong mỏi lớn nhất của những người thợ nơi đây chính là làm sao để giữ gìn, phát triển nghề truyền thống của ông cha để lại, lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc, để những cây chổi đót của xóm “chổi đót” quận 6 sẽ không đi vào quên lãng mà tiếp tục đi khắp các các tỉnh, thành, phục vụ cho đời sống của người dân

"Từ nhỏ mình đã làm trong nghề chổi rồi, dạng mình cũng đam mê về nghề truyền thống của cha ông để lại nên mới làm để nối nghiệp, đam mê giữ nghề, nghề nghiệp của ông cha mình không có bỏ được".

"Hồi xưa mẹ mình làm rồi nuôi con cái rồi giờ tới cô cũng nuôi con cái được nhưng mà giàu thì không giàu nhưng sống được. Mình làm riết mình cũng yêu nghề, mình làm rồi mình tự động mình thích mình mê. Biết rằng làm bụi nó dơ thiệt nhưng nghỉ nó buồn. Với cái nghề này, mình không phụ nó thì thôi chứ nó không có phụ mình, 70 tuổi mình vẫn làm được…"

SỐNG Ở SÀI GÒN: Sài Gòn đệ nhất cơm tấm sà bì chưởng!

Nếu phở là đặc sản trứ danh của Hà Nội, thì cơm tấm chính là biểu tượng văn hóa ẩm thực của Sài Gòn. Từ những nguyên liệu là gạo tấm, nước mắm, mỡ hành, đồ chua và món mặn ăn kèm, cơm tấm Sài Gòn có những phiên bản khác nhau để thỏa mãn nhu cầu, sở thích ăn uống của người yêu ẩm thực. Vậy cơm tấm trở thành đặc sản và văn hóa Sài Gòn như thế nào?

Ngoài thành phần chính là tấm để nấu cơm và “sườn bì chả” vay mượn, thì người Sài Gòn đưa vào món cơm tấm hai thứ quyết định độ quyến rũ của món ăn đặc sản này, đó là nước mắm chua ngọt và mỡ hành của ền nam. Ảnh: Eva

“Cho tôi một dĩa cơm tấm đệ nhất sà bì chưởng đầy đủ nha bà chủ!” – Đó là câu gọi món vui tai có thể nghe được trong một quán cơm tấm vỉa hè đâu đó ở Sài Gòn. “Sà bì chưởng” là nói lái của “sườn bì chả” - thoạt nghe có vẻ bị nhiễm phim chưởng Hong Kong nhưng vẫn có thể nhận ra trong câu nói ấy có sự hào sảng, vui tính và dành sự thân thương cho một món ăn được yêu thích ở Sài Gòn.

Lần về lịch sử, ban đầu cơm tấm vốn dành bán cho thợ thuyền nghèo khó ở rạch Bến Nghé, Tàu Hủ… những năm 20 của thế kỷ trước. Bởi gạo tấm xưa kia thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng đói. Gạo tấm ít nở, giá thành rẻ hơn những loại gạo khác trên thị trường nên nấu cơm tấm cũng là để tiết kiệm chi phí.

Vì bán cho người lao động nghèo nên ngoài cơm tấm chỉ có chả, bì vụn ăn kèm với mỡ hành. Thời gian sau, món ăn bình dân này được lòng giới tri thức, nhà giàu, dân buôn, người Pháp… nên cho thêm sườn và nhiều thức khác để phù hợp khẩu vị nhiều đối tượng, tầng lớp xã hội.

Chính vì thế mà cơm tấm trở thành món ăn giao thoa văn hóa ẩm thực đông tây nam bắc. Cơm tấm ăn bằng dĩa với muỗng nĩa, ăn kèm thịt nướng kiểu người Pháp, bì thính của ền bắc và chả chưng của người Việt gốc Hoa.

Ngoài thành phần chính là tấm để nấu cơm và “sườn bì chả” vay mượn, thì người Sài Gòn đưa vào món cơm tấm hai thứ quyết định độ quyến rũ của món ăn đặc sản này, đó là nước mắm chua ngọt và mỡ hành của ền nam. Sự kết hợp kì diệu này khiến cho cơm tấm càng thêm phần đặc sắc và quyến rũ người thưởng thức.


Nói đến cơm tấm thì phần tinh tuý chính là nằm ở hạt tấm. Tấm là phần đầu của hạt gạo, trong quá trình xây xát đã làm hạt tấm vỡ ra, đây là nguyên liệu chính không thể thay thế bằng bất cứ loại nguyên liệu nào khác trong món cơm tấm Sài Gòn.

Một đĩa cơm tấm ngon phải khơi dậy được ở thực khách từ cảm quan, khứu giác đến vị giác. Cơm phải đúng tấm, tơi xốp. Sườn được ướp vừa đủ gia vị, nướng khéo để có màu vàng ánh, đậm đà, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong. Khi bay ra đĩa, hương thơm ngào ngạt của cơm tấm phải hòa vào hương của sườn, nước chấm, tóp mỡ, hành phi… Khi thưởng thức, vị ngọt của cơm, sườn, vị đậm đà của gia vị, béo của mỡ phải thấm đượm với nhau.

Bên cạnh đó, cơm tấm cũng được biến tấu để trở nên đa dạng hơn so với cơm tấm truyền thống. Người ta có thể cho thêm vào món cơm tấm một số món ăn kèm nổi tiếng khác như xá xíu, nem nướng, chả giò, trứng ốp la... Cái hay của món ăn này là mọi người có thể thưởng thức vào buổi sáng, buổi trưa, xế chiều hay tối muộn cũng đều hợp vị. Nếu ở các tỉnh khác rất khó để tìm một quán cơm tấm thì ở TP.HCM, bất kể thời điểm nào trong ngày bạn cũng có thể thưởng thức được một dĩa cơm tấm.

Tuy nhiên, nhiều người còn cho rằng, cơm tấm sườn bì chả ngon nhất ở Sài Gòn là phải ăn vào lúc nửa đêm hoặc về sáng, giữa lòng thành phố tĩnh mịch. Chạy xe từ xa, chưa nhìn thấy quán, khứu giác đã bị mùi thơm vây lấy. Dừng xe ghé lại gọi dĩa cơm tấm, vừa ăn vừa ngắm phố phường qua làn khói mịt mù tỏa ra từ bếp than hừng hực cháy, cùng tiếng xèo xèo của ếng thịt nướng tươm mỡ.. là một thường thức thú vị khi sống ở Sài Gòn.

Cơm tấm như sợi dây vô hình gắn kết người với người, là món ăn thân thuộc của bất cứ ai chỉ cần bạn đặt chân tới mảnh đất hào sảng này. Ăn dĩa cơm tấm kèm ly trà đá cạnh bên ở đất Sài Gòn làm người ta có phút giây thư giãn nghĩ về cuộc sống, nhân sinh. Sau khi no bụng rời quán, được phục hồi năng lượng để hòa vào dòng người mưu sinh và viết tiếp đời mình trên mảnh đất Sài Gòn nơi đây.    

TIN YÊU

Bệnh nhi mắc bệnh sởi điều trị tại khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Thanh niên

# Sở Y tế TP.HCM vừa chỉ đạo tất cả cơ sở y tế trên địa bàn đảm bảo công tác điều trị, dự phòng và giám sát bệnh sởi. Cụ thể, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh chủ động rà soát các nguồn lực, củng cố hoạt động tại các khoa, đơn vị điều trị bệnh truyền nhiễm. Dự trù thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị vật tư y tế đảm bảo kịp thời tiếp nhận, điều trị người bệnh theo phân tuyến.

Đối với các trường hợp người mắc bệnh sởi trở nặng, nguy kịch, các đơn vị chủ động hội chẩn với tổ chuyên gia điều trị bệnh sởi của TP.HCM để được hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn hoặc chuyển người bệnh đến các bệnh viện tuyến cuối để tiếp tục điều trị. Ngành y tế TP kêu gọi và khuyến khích người dân tiêm vắc xin để chủ động phòng, chống dịch bệnh sởi cho bản thân và gia đình. 

# Vừa qua, Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội – Công an TP HCM đã phối hợp với Công an quận 1, UBND Phường Phạm Ngũ Lão tổ chức Lễ ra quân cao điểm phối hợp tăng cường giải quyết, xử lý các trường hợp tập trung trẻ em, người lang thang xin ăn, người sinh sống nơi công cộng không nơi cư trú ổn định và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp.

Trong đợt cao điểm này, Công an TP.HCM phối hợp với các cơ quan chức năng chọn phường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP.HCM) triển khai thực hiện trong thời gian 1 tháng (từ 16-6 đến 15-7). Trường hợp, người sống lang thang không có nơi cư trú, nghiện ma túy thì sẽ đưa đi cai nghiện, không nghiện thì sẽ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội. Nếu không có giấy tờ tùy thân, cơ quan chức năng hỗ trợ làm giấy tờ tùy thân.

Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng xử lý triệt để những tổ chức, đối tượng lợi dụng trẻ em, người khuyết tật, người lang thang để trục lợi cá nhân, ngăn chặn triệt để những hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về cư trú trên địa bàn TP. 

# Vừa qua, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP.HCM đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho 200 nữ đoàn viên Nghiệp đoàn Mầm non trực thuộc LĐLĐ quận Bình Tân. Tại chương trình, các đoàn viên nghiệp đoàn được cập nhật kiến thức cũng như giải đáp thắc mắc về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non.

Dịp này, LĐLĐ quận Bình Tân đã tặng 15 phần quà (200.000 đồng/phần) cho đoàn viên khó khăn. Trước đó, gần 100 đoàn viên nghiệp đoàn cũng đã tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên đề "An toàn - vệ sinh lao động trong thu gom rác thải dân lập" do LĐLĐ TP.HCM tổ chức. Nữ đoàn viên nghiệp đoàn đã được nghe báo cáo viên chia sẻ kinh nghiệm về an toàn - vệ sinh lao động trong thu gom rác thải; kỹ năng phòng tránh các mối nguy hiểm, hạn chế rủi ro xảy ro trong lúc làm việc...