Sài Gòn sống và yêu: Kình ngư Lương Ngọc Duy, bơi để cống hiến

Lương Ngọc Duy có 32 năm gắn bó với bơi lội. Anh đã thành lập nên nhóm 'Bơi và những người bạn' để dạy bơi miễn phí cho trẻ em cơ nhỡ ở nhiều mái ấm. Hiện tại anh đang là huấn luyện viên tự do.

Đồng thời là ủy viên ban chấp hành Liên Đoàn Thể Thao Dưới Nước TP.HCM, với nhiệm vụ công tác xã hội: dạy bơi cho trẻ em cơ nhỡ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, và phát triển bơi lội phong trào.

"Hiện tại anh năm nay 38 tuổi, anh bắt đầu bơi từ năm 6 tuổi đến thời điểm hiện tại anh đã bơi lộ được 32 năm. Sở dĩ anh gắn bó lâu như vậy đơn giản là ăn thích bơi lội thôi."

Đó là chia sẻ của anh Lương Ngọc Duy sinh năm 1986 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đang sinh sống và làm việc tại quận Bình Thạnh. Khi còn nhỏ, anh thường xuyên được bố đưa đi bơi. Dần dà nó trở thành thói quen, đam mê không thể thiếu đối với anh.

Lương Ngọc Duy có 32 năm gắn bó với bơi lội. Ảnh: Nhân vật cung cấ

Thấm thoắt qua nhiều năm, trải qua quá trình khổ luyện, chạm trán với các vận động viên trong nước và quốc tế. Ngọc Duy đã trở thành vận động viên bơi lội, và đó cũng chính là cơ duyên đưa anh đến với nghề.

Bằng tình yêu bơi lội ấy anh đã lan tỏa đến với cộng đồng bằng việc đi dạy bơi ễn phí cho những em cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn tại những mái ấm.

"Nói chung là anh dạy vơi cho những đứa em ở trong xóm, những đứa em trong dòng họ từ khi anh còn nhỏ rồi. Khi dạy cho những em cơ nhỡ từ năm 2016-2027. Từ khi anh đến những mái ấm để thăm mấy bé thì anh cảm thấy thiếu hoạt động dưới nước cụ thể hơn là thiếu hoạt động bơi lội. Nên là anh lấy tình yêu bơi lội đã giúp anh rất nhiều ấy, anh giúp lại cho mấy bé", anh Duy chia sẻ.

Anh Duy đã thành lập nên nhóm 'Bơi và những người bạn' để dạy bơi ễn phí cho trẻ em cơ nhỡ ở nhiều mái ấm.

Xuất thân là một vận động viên bơi lội quốc gia, Lương Ngọc Duy hiểu được những ý nghĩa và lợi ích thiết thực mà bơi lội đem lại cho cuộc sống. Anh luôn ấp ủ một dự án ý nghĩa dành cho các em nhỏ kém may mắn. Và năm 2019, dự án của Duy cũng thành hiện thực. Anh và nhóm bạn đã thực hiện hành trình bơi 100km trong bảy ngày tại Phú Quốc để gây quỹ nhằm cung cấp suất học bơi ễn phí cho trẻ em khó khăn và cơ nhỡ. Bơi 24 giờ liên tục vì nụ cười trẻ thơ, và gần đây nhất là bơi 100km trong 2 ngày để viết tiếp cuộc đời cho một bệnh nhi.

Nói về những việc làm ý nghĩa này, anh cho biết: "Bơi 24 tiếng là anh bơi được 53km gây quỹ cho tổ chức phi chính phủ Operation Sle. Tổ chức này chuyên mổ hở hàm ếch, hở môi cho mấy bé có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi ca mổ là 10 triệu, hôm anh bơi thì được 240 triệu. Anh tặng cho bên tổ chức là 17 nụ cười, phần còn lại anh tặng cho mái ấm Thiên thần. Bơi 100km trong 2 ngày là anh gây quỹ cho bé Xuân Diệu ở mái ấm Thiên Thần, tổng số tiền anh gây quỹ được là 400 triệu, hôm ấy cũng là ngày sinh nhật anh 22/04/2024 và anh sinh năm 1986 nên trích tiền túi ra 86 triệu để tặng cho bé luôn".

Người đàn ông với dáng vẻ phong trần và ít nói, làn da rám nắng, mái tóc dài chấm vai và trên người là chi chit những hình xăm. Nhưng ẩn sâu bên trong là một người rất giàu tình cảm, ấm áp luôn mong muốn mang những điều tốt đẹp trẻ em mà đặc biệt là những trẻ em cơ nhỡ và hoàn cảnh khó khăn.

Khi được hỏi về niềm vui lớn nhất của anh đến thời điểm hiện tại là gì, anh cười hiền cho biết: "Niềm vui lớn nhất là những đưa bé bắt đầu từ số 0, không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không biết bơi. Từ số 0 mà anh đào tạo thành biết bơi và đi thi có giải, anh cảm thấy hạnh phúc, giúp ích được cho đời".

Là người đã đi nhiều nơi, anh thấu hiểu những mất mát bởi nạn đuối nước. Cảm nhận được sự khó khăn của những trẻ em nghèo không có điều kiện tiếp xúc với bơi lội. Đó cũng là nguyên nhân của những nạn đuối nước thương tâm.

Anh nhắn nhủ: "Những trường hợp đuối nước cơ bản là không chỉ xảy ra trong hồ bơi, mà còn ở ngoài ao hồ sông suối, lời khuyên của anh là khi đi bơi những chỗ lạ thì mình hỏi người dân địa phương, còn bơi ở trong hồ thì cũng biết chỗ nào sâu chỗ nào cạn, bơi gần mấy người cứu hộ cho an toàn. Đừng nghĩ mình đã biết bơi rồi nên đi bơi ở ngoài ao hồ sông suối, ở ngoài lúc nào cũng có những rủi ro rình rập hết. Nói chung là thật trọng, cẩn trọng khi đi bơi ở môi trường ngoài".

Với anh khó khăn không thể không có nhưng đây là đam mê, là tuổi trẻ. Nên khó khăn có cũng như không có. Đam mê khiến anh cảm thấy mình sống có ích hơn, không sống hoài, sống phí.   

SỐNG Ở SÀI GÒN: Thành phố dồi dào sức trẻ

Đầu tháng 6, Thành Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè năm 2024.

Là thành phố năng động, thanh niên từ các địa phương chẳng kể Bắc, Trung, Nam chọn TPHCM làm nơi phát triển, vô hình chung giúp nơi đây có một lực lượng trẻ hùng mạnh với trái tim rực lửa mong được cống hiến.

Phong trào tình nguyện hè đã có từ nhiều năm góp phần hình thành một truyền thống trong lớp cư dân trẻ của thành phố, háo hức, nhiệt tình tham gia tình nguyện, như một phần tất yếu của cuộc sống thanh niên. 60 ngày của chiến dịch, hàng triệu lượt chiến sĩ tình nguyện đã tạo nên những giá trị rất tích cực cho cộng đồng, bên cạnh những giá trị tức thời, chiến dịch này còn tạo ra giá trị lâu dài khi ý thức tạo dựng một xã hội văn nh được gieo mầm trong mỗi người dân. 

Ảnh: Congan.com.vn

Mùa hè của một năm rất cũ, có cô gái cùng cha mình lần đầu xa quê lên Sài Gòn thi đại học, trong trí nhớ của cô ấy Sài Gòn xa hoa, lộng lẫy, người đông, người ta chen nhau lấp đầy những khoảng trống trên con đường hẹp, cũng trong trí nhớ siêu phàm đó, cô gái ấy còn nhớ rất rõ từng tốp tình nguyện viên áo xanh mặt lấm tấm mồ hôi, nụ cười rạng rỡ đứng trước các điểm thi, có mặt tại các trạm xe buýt, bến xe liên tỉnh để chia sẻ đến từng vị khách quê từng tấm bảng đồ, từng chai nước suối, chỉ dẫn cặn kẽ những điều cần có dành cho các thí sinh trước một kì thi lớn. Từ đó, sâu trong tâm khảm cô gái ấy, Sài Gòn là mảnh đất hội tụ rất nhiều những tử tế và không thiếu những yêu thương.

Đó là cách một đứa con tỉnh lẻ biết đến Sài Gòn, và tôi tin các bạn, rất nhiều là khác, cũng đã từng chạm ngõ Sài Gòn bằng những tình huống tương tự như thế.

Những ngày đầu tháng 6/2024, Sài Gòn - TP.HCM có phần rôm rả, khi các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè năm 2024 bắt đầu ra quân. Ở không gian này, rất nhiều điều tử tế được lan tỏa, bức tranh muôn màu của cuộc sống bỗng chốc rực rỡ thêm muôn phần.

Tôi vẫn luôn chấp niệm một điều, bất cứ vấn đề gì của cuộc sống, nếu muốn nhận định đúng sai, tích cực hoặc không, điều chúng ta cần làm đầu tiên là cần hiểu sâu về vấn đề mình nghĩ đến. Vậy nên, tiếp tục mạch cảm xúc của bài viết này, tôi kể bạn nghe về hành trình phát triển của các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè tại thành phố!

Những năm 1992, 1993, hoạt động Ánh sáng văn hóa hè được Đoàn Trường đại học Sư phạm TP.HCM khởi xướng đã đến những xã vùng sâu vùng xa của các huyện ngoại thành xóa mù chữ cho bà con. Khởi đầu từ mùa hè năm 1994 với những sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM lên chuyến xe tình nguyện đi về các huyện của TP.HCM để xóa mù chữ. Từ Chiến dịch "Ánh sáng văn hóa hè" đó, những năm về sau Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ, Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh, Tiếp sức mùa thi đã trở thành các chiến dịch, chương trình tình nguyện ý nghĩa không chỉ của TP.HCM mà còn của thanh niên cả nước. Trong đó, chiến dịch Mùa hè xanh là nơi khơi sức sinh viên tình nguyện, chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng gắn với khu vực công nhân lao động, chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh dành cho khu vực lực lượng vũ trang, chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ dành cho học sinh trung học phổ thông.

Năm 2024 Các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè tập trung chủ yếu ở TPHCM và 17 tỉnh khu vực Đông Nam bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung, địa bàn biển đảo và đặc biệt tiếp tục tổ chức các hoạt động tình nguyện tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Các hoạt động cao điểm được tổ chức trong dịp hè như: Chiến sĩ tình nguyện vì đàn em; Chiến sĩ tình nguyện xung kích phòng, chống ma túy và tệ nạn xã hội; Chiến sĩ tình nguyện xây dựng đô thị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn nh - An toàn”; “Chiến sĩ tình nguyện vì an sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng”... Cùng với đó là các công trình trọng điểm: “Sông Sài Gòn - Con sông của Thành phố tôi”; xây dựng “Đảo Thanh niên” tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ; “Cải tạo cảnh quan tuyến đường Võ Chí Công, TP Thủ Đức”; “Số hóa bia mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM (giai đoạn 2) và thu thập, số hóa thông tin chiến sĩ TP.HCM tại các nghĩa trang liệt sĩ trong cả nước; số hóa, phục hồi di ảnh, thông tin Mẹ Việt Nam Anh hùng, anh hùng liệt sĩ”…

Hơn 100.000 chiến sĩ tham gia các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè với hơn 1 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện do tổ chức Đoàn, Hội triển khai. Tuổi thanh xuân dồi dào sức trẻ, cái tuổi chẳng có gì phải sợ hãi đắn đo, các bạn đoàn viên, thanh niên, chiến sĩ tình nguyện đã thay mặt cho thành phố thể hiện tinh thần thanh niên sống vì cộng đồng, cống hiến, nhiệt huyết trong mọi hoạt động, gắn kết tình cảm bền chặt và để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân mỗi nơi mà họ đã đi qua.

Cuộc sống về cơ bản đã khắc khe, cuộc sống người dân ở những vùng khó thảng hoặc làm người ta phải chạnh lòng. Thật may vì sức trẻTP.HCM vẫn dồi dào như thuở cũ, chục vạn con người ở độ tuổi thanh xuân đã không quản những điều cực nhọc, lan tỏa đến cuộc đời ánh sáng của tri thức và niềm tin. Tôi tin hành trình hơn 30 phát triển của các chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên thành phố đã tạo nên một chỉ dấu đặc trưng, rằng chỉ cần nhắc về TP.HCM, một người xa lạ và hời hợt sống cũng nảy lên ý thức về một thành phố năng động, với rất nhiều trái tim trẻ đang rộn ràng nhịp đập rực lửa từng giờ.

TIN YÊU

# Lễ hội Sông nước TP.HCM lần 2 - năm 2024 chính thức khép lại vào tối 9/6, với hoạt động trình diễn ánh sáng nghệ thuật (drone show) và biểu diễn các hoạt động thể thao dưới nước, thu hút hàng ngàn người dân đến thưởng thức.

Với chủ đề “TP.HCM– Lung linh dòng sông hát”, bầu trời đêm TP.HCM trở nên lung linh, sinh động bởi những bức tranh đa sắc màu được “vẽ”nên từ 1.100 thiết bị bay không người lái. Ngoài hoạt động trình diễn drone show trên bầu trời, người dân còn được thỏa thích ngắm nhìn màn biểu diễn mô tô nước, lướt ván, lướt ván phản lực, flybroad…

# Huyện Bình Chánh (TP.HCM) vừa cho ra mắt Câu lạc bộ sản phẩm OCOP. Đây được xem là địa phương đầu tiên của TP.HCM tiên phong lập sân chơi này nhằm giúp nông hộ, doanh nghiệp có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, mở rộng đầu ra cho nông sản.

Câu lạc bộ có 24 hội viên, trong đó có 13 doanh nghiệp và hộ kinh doanh OCOP với 24 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP từ 3-4 sao. Bà Khưu Thị Diễm Phượng, chủ tịch Hội Nông dân Bình Chánh, cho biết sau hai năm thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP", đến nay huyện có 27 sản phẩm được chứng nhận. 

# Văn phòng UBND TP.HCM vừa ra kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường về tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm tại TP.HCM là cầu thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, vành đai 4 TP.HCM, vành đai 2 TP.HCM (đoạn 1 và đoạn 2).

Riêng đối với dự án làm cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, TP.HCM giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM khẩn trương chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu, đề xuất phương án kiến trúc đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của công trình. Hoàn thành báo cáo UBND TP.HCM trong tháng 6-2024. Sở Giao thông vận tải thực hiện các chỉ đạo trước đây của UBND TP.HCM liên quan cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ trước ngày 15/6.