Sài Gòn sống và yêu: 30 năm - một đời người, một đời thiện nguyện

Gần 3 thập kỉ, năm tháng ghi dấu lên Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi dấu hành trình thiện nguyện đầy nhân văn của bác sĩ Lê Thanh Nga với những dấu mốc phát triển như nhóm y bác sĩ vì người nghèo đầu tiên, rồi xây dựng phòng khám và nhà lưu trú “0 đồng”.

Mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh, từ thuở ấu thơ, những tháng ngày sống trong bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà. Tận mắt chứng kiến những “mảnh đời” bấp bênh ấy, bác sĩ Lê Thanh Nga đã chọn học ngành y để giúp người, giúp đời.

Gần 3 thập kỉ, năm tháng ghi dấu lên TP.HCM cũng ghi dấu hành trình thiện nguyện đầy nhân văn của bác sĩ Nga với những dấu mốc phát triển như nhóm y bác sĩ vì người nghèo đầu tiên, rồi xây dựng phòng khám và nhà lưu trú “ 0 đồng”.

Chiều cuối tuần bận rộn tại phòng khám 0 đồng

Vào một chiều cuối tuần, phòng khám “0 đồng” của vợ chồng bác sĩ Nga tại số 63, đường Man Thiện, Phường Hiệp Phú, thành phố Thủ Đức, lại mở cửa đó người bệnh có hoàn cảnh khó khăn về thăm khám. Phòng khám nho nhỏ, nhưng khang trang, đầy đủ các loại trang thiết bị cần thiết để điều trị cho bệnh nhân đặc biệt là bệnh cơ, xương khớp.

Tranh thủ khoảng thời gian ít ỏi nghỉ ngơi của bác sĩ sau một ngày dài chăm sóc bệnh nhân tại nhà lưu trú “0 đồng” của mình để trò chuyện cùng chúng tôi. Chị kể lại, vào năm 1998, chị đã sáng lập ra nhóm y bác sĩ vì người nghèo từ những ngày tháng đầu tiên còn ngồi trên giảng đường của Trường Đại học Y Dược TP.HCM. Bắt đầu với nguồn kinh phí ít ỏi thuở ban đầu xin được từ những người thân xung quanh mình, bác sĩ Nga đã dành dụm để mua và phát thuốc cho những mảnh đời cơ nhỡ. 

“Tử nhỏ, mình đã sống trong bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Cũng cảm được những nỗi khó khăn, vất vả của những ngừoi bệnh nhân cũng như những đau đớn của những bệnh nhân thì mình cũng đã trải qua. Ông xã mình cũng là một trong những đứa trẻ bất hạnh, bố mẹ bỏ nhau, bạn đã phải sống hôm nay ông bà này, mai ông bà kia, cũng là một cái khó khăn. Khi đi học anh cũng sống nhờ vào bát cơm từ thiện, nói chung 2 vợ chồng cũng đồng cảm vì điều đó thì mình làm được cái gì đó thì mình chia sẻ với mọi người thôi", bác sĩ Nga chia sẻ.

Nhà lưu trú 0 đồng được xây dựng vào năm 2020

Chặng hành trình suốt gần 3 thập kỉ của vị bác sĩ ấy dẫu lắm gian nan, thế nhưng sâu trong đáy mắt ấy vẫn chứa đầy nhiệt huyết, sự tận tâm dành cho những mảnh đời cơ cực. Dù cho đôi lúc vẫn nhận phải sự ngờ vực từ nhiều người, tuy nhiên với cái tâm hướng thiện, và những hạnh phúc giản đơn khi nhìn những hoàn cảnh khó khăn được tận tay mình cứu chữa, nữ bác sĩ ấy vẫn ệt mài với tâm nguyện của mình. 

Sau thời gian dài công tác và làm việc tại bệnh viện quân y 175, bác sĩ Nga đã quyết định dành hết thời gian của mình để nghiên cứu về y học cổ truyền để kết hợp với chồng là Lương Y Đỗ Huỳnh Văn Huy (nguyên bác sĩ bệnh viện Quân Y 175) để chạy chữa cho những bệnh nhân nghèo.

Rảo mắt khắp phòng khám, nhìn về bé nhỏ chừng khoảng hơn 2 tuổi đang ngồi gọn gàng trong lòng mẹ phía trước hiên nhà, chị kể lại: “Phòng khám của mình đa số là tất cả bệnh nhân bệnh viện người ta đã trả về rồi thì cầu may mới đến mình thôi. Tại vì người ta nghĩ phòng khám “0 Đồng” cũng chỉ làm cho có làm thôi chứ không phải hết bệnh. Em bé vừa mới khóc, đứng ở kia, là bị suy tuỷ. Bệnh viện chờ thay tuỷ, thế nhưng rất là khó với một đứa bé khoảng 2 tuổi như vậy. Thế nhưng sau 1 tháng điều trị thì bé đã hoàn toàn khoẻ mạnh và chỉ còn thận yếu một chút thôi.”

Tròm trèm cũng đã gần 3 thập kỉ gắn bó cùng những mảnh đời cơ cực, đã có đủ những thăng, trầm, buồn, vui cùng những bệnh nhân của mình. Từ những ngày bắt đầu công tác thiện nguyện với những công việc giản đơn như phát thuốc, phát cơm. Rồi bằng sự đồng cảm, tình thương, 2 vợ chồng bác sĩ Nga – Lương y Đỗ Huy đã quyết định mở ra phòng khám “0 đồng” vào năm 2017.

Sau đó khoảng 3 năm, để tạo ra nơi ăn, chốn ở giúp những hoàn cảnh khó khăn từ vùng sâu vùng xa có thể yên tâm chữa bệnh, đôi vợ chồng ấy đã dùng hết khoản tiền tích cóp của mình để tiếp tục xây dựng nhà lưu trú 0 đồng tại phường Phước Long thành phố Thủ Đức. Những nghĩa cử cao đẹp ấy, đã mang lại cho những bệnh nhân không chỉ ở mảnh đất Sài Gòn, mà còn nhiều nơi khác về đây một cuộc đời mới, một khởi đầu mới.

Phía trước nhà lưu trú cũng là nơi hóng mát của những bệnh nhân

Trầm ngâm đôi chút để hoài niệm về chuyến đi của cuộc đời mình, một nụ cười nở nhẹ trên môi, chị tâm sự: “Mình cảm thấy mình rất là hạnh phúc. Nhiều khi công việc mình làm từ sáng cho đến 11, 12 giờ đêm thì mình mới xong việc. Cảm thấy nhiều khi cũng mệt, nhưng mà khi những ánh mắt những hạnh phúc những người thân của bệnh nhân hoặc là của chính người bệnh đó là động lực cho mình. Mình chưa bao giờ cảm thấy hối hận về những gì mình đã làm. Những điều mình đã làm là những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời của mình còn hạnh phúc gì hơn.”     

Nhìn lên bức tường treo đầy những tấm bằng khen, giấy chứng nhận như một sự động viên, khích lệ dành cho những người bác sĩ với tấm lòng thơm thảo, tình yêu thương vô điều kiện mà đôi vợ chồng ấy dành cho bệnh nhân nghèo.

Chúng tôi gửi lời chào tạm đến biệt đôi vợ chồng bác sĩ Nga – Lương Y Đỗ Huy. Lên xe ra về khi trời đã sẩm tối, thế nhưng phòng khám nho nhỏ giữa mảnh đất Sài Gòn bao la, rộng lớn vẫn sáng đèn vào ngày cuối tuần, thời điểm mà hầu hết mọi người vẫn dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Đôi vợ chồng ấy vẫn ệt mài dùng đôi tay, khối óc của mình để mang lại niềm hạnh phúc, sự chữa lành đến những mảnh đời cơ cực.  

SỐNG Ở SÀI GÒN: Sài Gòn và những chiếc xe chở rác

Một trong những đặc trưng của phố thị Sài Gòn là hẻm, cái đặc trưng ấy chi phối rất nhiều mặt. đời sống xã hội, ví dụ như thu gom rác. Để có thể thu gom và chung chuyển rác trong các con hẻm thì xe thô xơ là một phương tiện phù hợp. Thế nhưng theo sự phát triển của đô thị, mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có kiến nghị về việc cấm sử dụng các loại xe thô sơ, tự chế thu gom rác lưu thông trên đường.

Hướng tới một đô thị xanh sạch đẹp là yêu cầu tất yếu, và những chiếc xe rác thô sơ cũng cần phải được khai tử là điều tất yếu, nhưng cũng cần lưu ý đến những yếu tố tác động hàng ngày đến đời sống để có lộ trình và giải pháp cụ thể, có như vậy thì chủ trương đúng mới nhận được sự đồng thuận của cộng đồng cư dân..

Xe rác tự chế thu gom rác trong các khu dân cư

Thông thường theo quy luật của cuộc sống những thứ không “chuyển mình” đổi mới để bắt kịp xu thế sẽ dần bị đào thải. Xe thô sơ chở rác cũng thế. Trong một đô thị phát triển với hàng chục triệu dân thì xe thô sơ tự chế chạy vun vút ngoài đường, có khi chở quá tải và đôi lúc biết “làm xiếc” thì thật mất an toàn giao thông.

Chưa kể những xe thô sơ chở rác thường đã rất cũ không được đảm bảo che chắn, rỉ nước và bốc mùi hôi khiến nhiều người đi đường ngán ngẩm. Điều này cũng dễ hiểu khi Sở GTVT TP.HCM có đề xuất cấm phương tiện này thu gom rác, tuy nhiên phương tiện nào thay thế cho phù hợp thì vẫn còn khó khăn.

Đa phần những cô, chú làm công việc thu gom rác thường có mức thu nhập thấp nên đã tận dụng mua lại những xe máy cũ, giá rẻ sau đó đem đi “bùa phép” nhằm sử dụng cho công việc. Bên cạnh đó, địa hình ở TPHCM với chằng chịt hẻm nhỏ phức tạp và loại xe thô sơ chở rác này đáp ứng được những hạn chế mà các phương tiện thu gom rác khác không làm được. Thế nên cấm phương tiện thô sơ gom rác thì thành phố cần tính toán ra sao để hài hòa giữa địa hình, phương tiện và đặc biệt là doanh nghiệp, người thu gom rác.

Nhớ năm 2012, TP.HCM cũng đã ban hành lệnh cấm xe 3-4 bánh toàn thành phố. Trước khi lệnh cấm được thực hiện, thành phố đã có những chính sách hỗ trợ và định hướng chuyển đổi phương tiện thay thế đối với doanh nghiệp, người thu gom rác đó là những thùng nhựa đẩy loại 600 lít và xe tải nhỏ loại 500kg với tổng chi phí khoảng 200 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện được thời gian ngắn đã lộ ra nhiều nhược điểm: Thùng đẩy rác thì quá nặng, xe tải thì không phù hợp với hẻm nhỏ…và đối với công việc thu gom rác vốn dĩ thường sử dụng ít nguồn lao động. Bình thường 1 người, 1 phương tiện có thể đi thu gom vài khu vực, nay có lệnh cấm, doanh nghiệp phải tăng thêm nhân lực cho phù hợp nhưng hiệu quả thì không như mong đợi. Từ những bất cập này các doanh nghiệp thu gom rác đã không còn mặn mà và đành quay lại sử dụng loại phương tiện thô sơ cho đến nay.

Nhắc lại thì thấy đến nay đã hơn 1 thập kỷ loại phương tiện này vẫn còn hoạt động. Một thời gian dài để nhìn lại những hạn chế khi ban hành một quyết định nhưng phương án chuyển đổi không phù hợp để lại hậu quả là lãng phí.

Đồng ý đối với một đô thị là trung tâm kinh tế cả nước và trong tương lai phấn đấu phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á thì những xe rác này phải dần “tuyệt chủng”. Tuy nhiên “vết xe đổ” còn đó nên cần có những phương án mới hơn hài hòa giữa doanh nghiệp và người dân. Nếu có phương án phù hợp, hài hòa, có ích tự khắc người dân và doanh nghiệp sẽ chủ động chấp hành mà không cần đến những lệnh cấm. Thế nên thành phố cần nghiên cứu kỹ trong quyết định lần này để tránh hậu quả lãng phí và thất vọng. 

TIN YÊU

# Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM vừa có văn bản về tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường”.

Tăng cường giáo dục trong giới trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên về ý thức bảo vệ môi trường. Ảnh: SGGP

# Nhằm hưởng ứng chương trình khuyến mãi tập trung – Shopping Season năm 2024 của TP.HCM, các hệ thống bán lẻ đã đồng loạt tung khuyến mãi "khủng" để kích cầu tiêu dùng.

# Được TP.HCM chấp thuận chủ trương từ năm 2016 nhưng cầu vượt nút giao Bốn Xã, quận Bình Tân, quận Tân Phú chưa được thực hiện vì thiếu vốn. Đến nay, dự án này được đề xuất đầu tư lại với tổng vốn gần 2.400 tỷ đồng để giảm ùn tắc cho khu vực. Hiện dự án được mở rộng thành ngã 6 kết nối đường Lê Văn Quới, Phan Anh, Thoại Ngọc Hầu, Hòa Bình, hương lộ 2 và Bình Long.

# Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất nâng cấp, mở rộng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh với tổng vốn gần 10.000 tỉ đồng. Kế hoạch này ưu tiên làm từ nay đến năm 2030.