Quyết liệt xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp cuối năm

Uống rượu bia rồi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến TNGT, các địa phương trên cả nước đều đang tích cực triển khai nhiều chuyên đề nhằm tổng kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm về nồng độ cồn, ma túy các chất kích thích khi tham gia giao thông...

- Tại mấy ông anh rủ rồi em có uống 2 lon rồi em xin phép chạy về.

- Em có uống 1 ít, một ly à.

- Em mới uống có một xíu à, em cũng có biết nhưng uống chưa tới một ly.

Đó là muôn kiểu thanh nh của những người vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Uống chỉ một ít, nhưng nồng độ đo được lại ở mức cao ngất ngưỡng, có trường hợp ở mức kịch khung xử phạt. Người thì “chiêu trò” để trốn phạt, kẻ khác lại hung hăng tấn công, thoá mạ lực lượng làm nhiệm vụ...

Trước tình trạng trên, các tỉnh thành tại ĐBSCL đều đồng loạt ra quân để thanh tra, xử phạt người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia vượt mức quy định. Tại Tiền Giang, thời gian qua, hàng chục cán bộ, chiến sĩ đã chốt chặn các tuyến như Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, các tuyến đường Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, các ngã tư trên địa bàn TP. Mỹ Tho... tiến hành kiểm tra xử lý nhiều người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn và các vi phạm khác.

Chị Kim Mai, người dân sống ở Phường 6, TP Mỹ Tho chia sẻ: Hổm rày thấy lực lượng chuyên trách xử phạt dữ lắm, nhưng mà nên như vậy, thấy mấy ông say xỉn lái xe giảm hẳn. Chắc cũng sợ vì xử phạt nồng độ cồn giờ nặng lắm. Nếu mà kéo giảm được tai nạn giao thông thì người dân mừng chớ!

Tổ công tác số 4 của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an phối hợp Công an TP Cao Lãnh kiểm tra trường hợp vi phạm- Báo Đồng Tháp

Theo thống kê của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Tiền Giang, trong 9 tháng năm 2023, số vụ vi phạm trật tự ATGT bị phát hiện vẫn còn ở mức cao. Trong đó, đáng chú ý nhất là vấn đề về vi phạm tốc độ và nồng độ cồn.  

Thượng tá Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Tiền Giang cho biết: Về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, kết quả kiểm tra xử lý vi phạm trật tự ATGT: Về nồng độ cồn trong 9 tháng đầu năm xử lý 7.267 trường hợp, tăng 181%, vi phạm tốc độ là 8.625 trường hợp, tăng 408%.

Đáng chú ý, không ít trường hợp cố tình chống đối, không hợp tác với lực lượng chuyên ngành được xác định là đảng viên, công chức, viên chức, công an, bộ đội đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, nhà báo... Ngoài ra, còn xác nh được trong số đó có cả chủ tịch phường, trưởng công an phường. Vào cuối tháng 9 vừa qua, sau va chạm giao thông trên Quốc lộ 50, Đội trưởng đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự Công an huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,54 ligam/1 lít khí thở. Sau đó, người này nhận quyết định từ UBND tỉnh Tiền Giang xử phạt 35 triệu đồng do điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng.

Nhằm chấn chỉnh vấn đề trên, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ký văn bản yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và chủ tịch các huyện, thị xã, thành phố phải đảm bảo 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị nghiêm chỉnh chấp hành quy định "đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện giao thông"; lỗi vi phạm nồng độ cồn phải chỉ đạo xử lý nghiêm để làm gương.

Tại Đồng Tháp, chỉ tính trong quý III năm 2023, lực lượng CSGT toàn tỉnh Đồng Tháp đã xử phạt trên 8.000 trường hợp vi phạm với số tiền trên 18 tỷ đồng. Trong đó vi phạm nồng độ cồn trên 2.300 trường hợp, tốc độ trên 1.800 trường hợp, … Lực lượng chuyên trách địa phương đang tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, với tinh thần “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn tại TP Cao Lãnh- Báo CAND

Thượng tá Lê Hoàng Trung - Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Không điều khiển phương tiện khi trong người có uống rượu bia. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn được Bộ Công an, Cục CSGT.... chỉ đạo CSGT chỉ đạo xuyên suốt không riêng gì các đợt cao điểm. Để đảm bảo giao thông an toàn, CSGT sẽ tiếp tục xử lý kiên quyết trên tinh thần không có vùng cấm.

Tại Vĩnh Long, theo Phòng CSGT Công an tỉnh qua 2 tuần ra quân đã phát hiện khoảng 60 trường hợp vi phạm, tạm giữ 55 mô tô và 4 ô tô, trong đó có 54 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Qua kiểm tra, khai thác, cũng còn tình trạng cán bộ vi phạm nồng độ cồn. Nêu cao tinh thần mạnh tay xử lý vi phạm nồng độ cồn  Đại tá Trần Quang Thanh - phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long nhấn mạnh:

BĂNG: Sẽ xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ quyền hạn để xin bỏ qua vi phạm. Công an tỉnh theo chức năng theo chức năng thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả..... Quyết liệt xử lý, tiến đến hình thành thói quen văn hoá đã dùng rượu bia không lái xe

Được biết, với mục tiêu quyết tâm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn, nhất là các vụ tai nạn là nguyên nhân trực tiếp từ vi phạm nồng độ cồn gây ra, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch số 332 về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. Cũng theo kế hoạch này thì lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh sẽ đồng loạt triển khai thực hiện từ nay đến hết ngày 14/12/2023.

Có thể thấy, vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông vẫn còn phổ biến, là một thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Tính chung trên cả nước, sau 11 tháng đầu năm 2023 đã xử lý gần 700.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, trung bình 1 ngày xử lý hơn 2.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm 23% trong tổng các lỗi vi phạm được xử lý.

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, vi phạm quy định về nồng độ cồn tiếp tục là vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm. Bên cạnh việc xử phạt nghiêm, hoàn chỉnh hành lang pháp lý, thì để đẩy lùi tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện cần “Nhận thức đúng để hành động đúng”. 

Phản đối khi đi xe đạp bị xử phạt nồng độ cồn, từ chối yêu cầu đo nồng độ cồn vào buổi sáng, “nhấp môi” thôi thì không vi phạm Luật giao thông… Những nhận thức sai lệch trên cho thấy công tác tuyên truyền về Luật an toàn giao thông thời gian qua là chưa đạt mục tiêu đề ra. Sai phạm nhiều, tỉ lệ thuận với tình trạng tai nạn tăng tốc biến cho đã báo động về nhận thức của người tham gia giao thông.

Nhận thức kém, nên vi phạm tái diễn liên tục. Tuy nhiên, cũng có người nhận thức đầy đủ, thậm chí am tường các quy định hiện hành, lại ngang nhiên dùng địa vị xã hội, “quyền lực cá nhân” để tránh bị xử lý. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin người dân vào hệ thống pháp luật hiện hành. Nếu còn để “ngoại lệ” xảy ra, “vùng cấm” được mở rộng… thì chắc chắc sẽ còn các cá nhân ngang nhiên sai phạm, còn những vụ tai nạn đau lòng xảy ra.

Muốn mọi cá nhân đều chịu sự chế tài như nhau trước pháp luật; muốn kéo giảm tai nạn liên quan nồng độ cồn, sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông thì phải xử lý nghiêm sai phạm để tạo nhận thức đúng đắn. Bài học từ các nước bạn cho thấy, uống rượu bia khi lái xe có thể coi là tội phạm, sẽ bị xử phạt nặng ngay cả khi chưa gây hậu quả, kèm theo đó là áp dụng cả xử lý hình sự lẫn xử phạt về kinh tế. Có như thế mới có tính răn đe, tạo sự thượng tôn pháp luật.

Ngoài việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cũng cần các cách làm sáng tạo hơn, phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội. Để giảm áp lực lái xe, nhất là khi người điều khiển phương tiện đã có sử dụng rượu bia, cần tạo điều kiện về dịch vụ tiện ích công cộng, dịch vụ chia sẻ xe an toàn. Trước nay các ý tưởng, mô hình đã có, song đều nhỏ lẻ, chưa hiệu quả. Thời gian tới, cần cung cấp các lựa chọn an toàn và thuận tiện cho người dân di chuyển để kéo giảm rủi ro, nguy cơ xảy ra tai nạn.

Sau cùng, là sự phối hợp liên ngành và tối ưu hoá nguồn lựa tại các địa phương. Nhờ đó, đảm bảo việc xử lý chuyên đề về nồng độ cồn thực hiện liên tục, không có ngày nghỉ và “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Khi có hành lang pháp lý hoàn thiện, sự phối hợp đồng bộ, tích hợp các giải pháp và quyết tâm cao độ từ cả hệ thống chính trị, việc kéo giảm tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia cũng như các vi phạm khác mới được phòng ngừa. Có như vậy, mời đảm bảo niềm vui trọn vẹn cho mọi người, nhất là khi Tết đến, xuân về.