Quốc hội yêu cầu Chính phủ có giải pháp hạn chế đầu cơ, tích trữ vàng

Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu chính sách hạn chế đầu cơ, tích trữ vàng để chuyển nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh. Trong đó, "chậm nhất tháng 6/2025 phải tổng kết, đề xuất sửa đổi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng".

Ảnh nh họa: Topi

Quốc hội vừa giao Chính phủ nghiên cứu chính sách hạn chế đầu cơ, tích trữ vàng để chuyển nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, "chậm nhất tháng 6/2025 phải tổng kết, đề xuất sửa đổi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng".

Chính phủ cũng cần tăng thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lập sàn giao dịch ngoại hối (Forex) trái quy định. (QuốcHội)

Bên cạnh đó, cũng đang có những đề xuất gói tín dụng mới để phát triển NƠXH. Cụ thể, theo dự thảo nghị quyết đang lấy ý kiến, gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay mua, thuê, xây dựng nhà ở xã hội sẽ thực hiện tới 2030.

Giai đoạn 2025-2029, mỗi năm nguồn lực cần bố trí cho gói ưu đãi này khoảng 16.500 tỷ đồng. Riêng 2030, số vốn cần là 17.500 tỷ.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cho biết đề án xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ cần nguồn lực lên đến 500.000 tỷ đồng. 

Ảnh nh họa: Hapi Home

Và thực tế, dù lãi suất hạ nhiệt, nhưng người mua nhà vẫn không dám vay. Cụ thể, hiện lãi suất vay mua nhà cố định 5 năm tại một số nhà băng chỉ khoảng 8-8,5%, vùng rất thấp trong nhiều năm qua. Nhưng giá nhà ở tăng mạnh gây ra tâm lý e ngại cho nhà đầu tư và người vay mua nhà.

Ngoài ra, theo Hội Môi giới BĐS, giá nhà ở liên tục tăng cao, vượt xa khả năng chi trả và tốc độ gia tăng thu nhập của đa số người dân. Nhu cầu về nhà ở vừa túi tiền rất lớn, song phân khúc này gần như bị "bỏ rơi". 

Cũng nhắc tới BĐS, có một phân khúc BĐS đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Bởi theo Google, Việt Nam dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng TMĐT trung bình hơn 19% hàng năm và đạt 63 tỷ USD vào năm 2030.

Tại thời điểm đó, Việt Nam dự kiến sẽ vượt qua Thái Lan, xếp thứ hai trong khu vực, chỉ sau Indonesia.

Còn Mordor Intelligence dự báo, thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử và ngành logistics kéo theo nhu cầu xây dựng nhà kho, trung tâm lưu chuyển, trung tâm logistics tăng cao.

Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa ngày 2/12, sắc đỏ bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Lực bán chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 1% về mức 2.162 điểm.

Dẫn dắt xu hướng giảm của toàn thị trường, nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá. Trong đó, riêng hai mặt hàng cà phê giảm sốc. Giá cà phê Arabica đánh mất gần 7% về mức 6.526 USD/tấn, giá cà phê Robusta giảm hơn 10% về mức 4.834 USD/tấn.

Theo MXV, xuất khẩu tăng mạnh tại các quốc gia lớn đã lấn át lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung cà phê trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất, Indonesia công bố đã xuất đi 31.943,2 tấn cà phê Sumatra Robusta dạng hạt trong tháng 10, tăng 99% so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn 44,15% so với tháng 9/2024. Bên cạnh đó, USDA dự đoán tổng sản lượng cà phê của Colombia niên vụ 2024-2025 ở mức 12,9 triệu bao, cao hơn 140.000 bao so với niên vụ 2023-2024.

Ảnh nh họa: Vietstock

Thị trường hàng hóa

Với TTCK Mỹ, kết thúc phiên giao dịch ngày 02/12, chỉ số S&P 500 tiến 0.24% lên 6,047.15 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.97% lên 19,403.95 điểm. Cả 2 chỉ số này đều chạm mức đỉnh cao mọi thời đại mới trong phiên và khép phiên ở mức cao kỷ lục. Trong khi, chỉ số Dow Jones mất 128.65 điểm (tương đương 0.29%) còn 44,782.00 điểm.

Còn ở trong nước, thị trường có thể sẽ điều chỉnh trong phiên hôm nay 3/12 và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách lại mức hỗ trợ 1.245 điểm.

Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên thị trường có thể sẽ còn xuất hiện các nhịp điều chỉnh với biên độ hẹp và thanh khoản sẽ còn duy trì ở mức thấp.