Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới

Hiện năng tự cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ rất thấp.

Tin tức kinh tế, tài chính, và giao dịch hàng hóa

# Trước thực trạng hoạt động gian lận thương mại ngày càng tinh vi, Tổng cục Hải quan cho biết sẽ cải cách toàn diện công tác quản lý trị giá hải quan. 

# Và từ ngày 19/10 sắp tới, đoàn kiểm tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang VN đánh giá về công tác gỡ 'thẻ vàng' thủy sản nước ta trong 5 năm qua. 

# Theo đánh giá, từ đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao hai con số để tiến gần đến mốc 700 tỷ USD. 

# Còn mới đây, Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Bộ GTVT thực hiện một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường sắt. 

Ảnh nh họa: Bộ Công thương

# Đáng chú ý, hiện năng tự cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ rất thấp.

Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam phải nhập khẩu hàng chục tỷ USD linh phụ kiện hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu. Bà Bùi Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT nhận định:

Các DN phụ trợ, các DNNVV mới chỉ tham gia được 20% vào trong các chuỗi liên kết. Hiện các doanh nghiệp FDI cũng muốn được mua hàng từ các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của DN trong nước chúng ta chưa đạt chuẩn, cũng phải kể đến là vấn đề tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các DN ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ cần chủ động tìm kiếm giải pháp, tăng cường kết nối, tập trung đầu tư để từng bước chuyển đổi quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

# Theo khảo sát của NHNN, hiện có gần 90% doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng dự báo sẽ tăng trưởng lợi nhuận dương năm nay.

# Và dự kiến, sẽ có 60 doanh nhân tiêu biểu sẽ được vinh danh tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam tổ chức vào ngày mai tại Hà Nội. 

# Ở lĩnh vực BĐS, heo phân tích dữ liệu quý 3 của batdongsan.com.vn tại Hà Nội, thị trường bất động sản cho thuê ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, trái ngược với sự trầm lắng của thị trường bất động sản bán.

Cụ thể, quý III ước tính mức độ quan tâm đến BĐS bán tại Hà Nội giảm 3% so với quý II, nhưng nhu cầu tìm thuê BĐS Hà Nội lại tăng 58%. Ông Lê Đình Hảo, GĐ khối kinh doanh batdongsan.com.vn phân tích: "Đối với phân khúc bán tại HN thì mức độ quan tâm giảm mạnh trong quý 3, đặc biệt đất nền giảm mạnh nhất (18%), chỉ hai phân khúc tăng trưởng dương là bán chung cư và nhà phố (1-5%). Tuy nhiên ở chiều ngược lại là cho thuê thì tiếp tục đà tăng quý 2, chúng tôi thấy bức tranh tăng trưởng tốt từ cho thuê nhà trọ đến văn phòng, trong đó hai phân khúc tăng mạnh là cho thuê văn phòng và nhà phố (40-51%)".

Bên cạnh đó, phân khúc cho thuê BĐS tại Hà Nội sôi động trong quý 3 là một trong những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang phục hồi và đang tìm đến mức tiệm cận trước dịch.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở vùng Leningrad, Nga hồi tháng 7/2021. Ảnh: TASS.

# Mỹ vừa lần đầu tiên vượt Nga trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho Liên nh châu Âu (EU) trong tháng 9 vừa qua.  Tuy nhiên, theo thống kê chi phí mà các nước châu Âu bỏ ra để mua khí tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ cao hơn gấp 10 lần so với khí đốt Nga.

# Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang hướng mục tiêu tăng lãi suất lên khoảng 4,5% và duy trì trong năm tới, thậm chí sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn nếu lạm phát tăng không có dấu hiệu giảm bớt. 

# Còn kinh tế Ukraine từ đầu năm ước tính sụt giảm khoảng 30% so với cùng kỳ, phần lớn là do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. 

# Thị trường hàng hoá kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua với những diễn biến trái chiều. Tuy nhiên, lực bán có phần chiếm ưu thế hơn, đặc biệt là các mặt hàng trong nhóm năng lượng, đã kéo chỉ số MXV-Index suy yếu với mức giảm 0,45% xuống còn 2.547 điểm. Dòng tiền đầu tư được phân bổ mạnh mẽ nhất vào nhóm nông sản, giúp GTGD toàn Sở lên hơn 4.700 tỷ đồng.

Sau chuỗi 5 phiên liên tục tăng liên tiếp, giá dầu WTI và Brent đều giảm hơn 1% trước thông tin về dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp quay trở lại thị trường tiêu thụ dầu thứ hai trên thế giới, Trung Quốc. Tuy nhiên, lo ngại về nguồn cung thiếu hụt vẫn là yếu tố giữ giá dầu trên mức 90 USD/thùng.

Trái ngược lại, nhóm nông sản đón nhận lực mua tích cực, đặc biệt là đà tăng vọt hơn 6% của lúa mì trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực Biển Đen, đồng rúp suy yếu và nguồn cung thắt chặt tại Argentina.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Mỹ vừa công bố các lệnh cấm mới liên quan đến lĩnh vực công nghệ bán dẫn của Trung Quốc. Theo đó, nhóm cổ phiếu công nghệ và bán dẫn đi xuống khiến TTCK Mỹ vẫn mất điểm trong phiên hôm qua. Chỉ số S&P 500 giảm 0,75%, riêng chỉ số DJIA mất điểm nhẹ hơn chỉ 0,32%.

# Còn ở trong nước, phiên gần nhất, KLGD trên HOSE đạt hơn 541,8 triệu đơn vị, thu hẹp đáng kể so với phiên thứ Sáu nhưng vẫn duy trì tốt trên bình quân 20 ngày.

# Theo SSI Reseach, Trong các phiên tới, nếu chỉ số chinh phục trở lại vùng cản 1.050 điểm, nhiều khả năng đà hồi phục sẽ được mở rộng lên vùng Gap-down hình thành vào tuần trước (cận dưới là 1.063 điểm).

# Ngược lại, nếu điều chỉnh trở lại từ mốc quan sát 1.050 điểm, chỉ số có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ quan trọng 1.025 – 1.000 điểm. Để xác nhận tạo đáy, chỉ số VNIndex cần phải xây mẫu hình chuẩn kỹ thuật, như mẫu hình 2 đáy./.