Phát triển Công nghiệp ĐBSCL (Bài 2): Nguyên nhân chậm phát triển

Lẽ ra với nguồn nông sản dồi dào là điều kiện thuận lợi để các ngành công nghiệp song hành tại ĐBSCL vươn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, công nghiệp tại vùng đất này vẫn phát triển khiêm tốn chỉ với 3,5% tăng trưởng năng suất lao động trung bình hàng năm.

- Không ai mướn mần hết, rồi đi thành phố, Bình Dương làm hết. Đi hết, đóng cửa vậy đó. Nhà tôi cũng vậy nè, đi 3 4 năm.

- Do ở xa, địa hình để đầu tư không có, các nhà đầu tư lại thì thấy địa hình không tốt nên không đầu tư.

- Tại ĐBSCL có nền sản xuất thiếu bền vững, mà sự phát triển không bền vững phải xem lại nhà nước đã đầu tư cho vùng này được cái gì. Ví dụ như: Cơ sở hạ tầng, giao thông vân tải, logistis… hàng hóa làm ra nhiều mà bán có được không?

Một đoạn tâm tư của người dân đã nói lên ít nhiều những cái khó, cái thiếu chung khiến cho lĩnh vực công nghiệp của ĐBSCL “giậm chân tại chỗ”.

Các chuyên gia kinh tế nhân định, tăng trưởng công nghiệp của ĐBSCL thấp hơn TP.HCM và Đông Nam Độ là do nhận sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tập trung vào nông nghiệp nên chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, vùng còn những hạn chế khiến công nghiệp chưa thể bứt phá trong thời gian dài.

13 tỉnh, thành ĐBSCL chiếm gần 20% dân số nhưng doanh nghiệp chỉ chiếm 8% của cả nước. Năng suất công nghiệp phụ thuộc vào đầu tư của khu vực FDI, nhưng khi doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thì chưa có đến 0,5 doanh nghiệp đặt tại ĐBSCL.

Công nghiệp quy mô nhỏ, cho thu nhập lao động không cao đã tác động làn sóng di dân đến các tỉnh ền Đông. Để lại cho ĐBSCL những ngổn ngang: Ít doanh nghiệp – công nghiệp đìu hiu, lao động thu nhập thấp và sản phẩm chế biến “nghèo nàn”.

---

Mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe Kênh Podcast chuyên biệt đầu tiên về đời sống của người dân vùng đất phương Nam: "Chuyện Mekong" trên nền tảng thiết bị di động; bằng cách truy cập vào các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); sau đó gõ từ khóa: Chuyện Mekong.