Phát huy và khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng của khu vực ĐBSCL

Mới đây, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được ban hành như một minh chứng tiếp theo về sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đến vùng châu Thổ Cửu Long

Với vai trò to lớn về nhiều mặt, ĐBSCL được Bộ Chính trị nhất quán cần phát huy cao và khai thác có hiệu quả hơn.

Các tỉnh, thành vùng châu thổ xác định Nghị quyết 13 là niềm tự hào, cũng là trọng trách, thách thức lớn đòi hỏi toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quyết tâm triển khai thắng lợi. Đối với TP Cần Thơ – trái tim của ĐBSCL, cùng một lúc, Cần Thơ được ưu ái nhiều cơ hội phát triển thông qua nhiều chính sách mà Đảng và Nhà nước ban hành: Nghị quyết 59 “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết 98, Nghị quyết 45. Nay, Nghị quyết số 13 giao nhiệm vụ cho TP Cần Thơ đến năm 2030 trở thành trung tâm phát triển vùng, có dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hoá xã hội, công nghiệp chế biến hiện đại.

Nắm bắt cơ hội lớn, TP tiến hành đẩy mạnh liên kết vùng với các địa phương, tạo cơ sở để các mô hình đang phát triển nhỏ lẻ phân tán sang mô hình tập trung. Theo đó, sẽ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Phát huy tối đa nguồn lực để xây dựng hạ tầng giao thông để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa từ đường bộ đến đường thủy nội địa và đường hàng không.

Đồng thời, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế; chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ - giá trị gia tăng cao.

Ngoài ra, Thành phố sẽ tập trung xây dựng các hệ sinh thái về khởi nghiệp, sàn giao dịch công nghệ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…