Những yếu tố nào giúp thị trường có những diễn biến tích cực từ đầu tháng 8?

Bất chấp những thông tin kém khả quan như FED tăng lãi suất, tăng trưởng GDP của Mỹ liên tục âm trong 2 quý gần đây cũng như tăng trưởng lợi nhuận trên 3 sàn trong quý 2/2022 đều cho thấy sự giảm tốc, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ghi nhận diễn biến tích cực.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tin trong nước và thế giới

Ảnh nh họa - Báo Lao Động

# Ngân hàng thế giới WB dự kiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn khả quan từ nay đến cuối năm cũng như trong năm 2023 và nằm trong nhóm tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. 

Và theo đánh giá, đến giữa tháng 8, tỷ giá đi ngang cùng việc lãi suất liên ngân hàng tạo mặt bằng mới cho thấy những can thiệp vào thị trường tiền tệ của NHNN đã phát huy tác dụng. 

# Gỗ dán Việt Nam có thể bị áp thuế tới gần 200% khi XK vào Mỹ nếu dùng nguyên liệu Trung Quốc, là lưu ý mới đây từ Bộ Công thương sau khi nhận được báo cáo Bộ Thương mại Mỹ. 

Thông tin khả quan hơn là XK rau quả vừa  tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp, ước đạt 260 triệu USD.

Đặc biệt, thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đang có nhiều tín hiệu tích cực những thãng cuối năm. 

# Sở Công thương TPHCM cho biết, đang tham mưu thành phố các giải pháp quản lý giá, bình ổn thị trường, ưu tiên bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm từ nay đến cuối năm. 

Và dự báo trong kì điểu chỉnh chiều nay, giá xăng có thể giảm về trên dưới  23.000 đồng/lít, sau đà lao dốc mạnh của dầu thô thế giới. 

# Các chuyên gia vừa lưu ý NĐT về tình trạng tại nhiều phiên đấu giá đất vùng ven Hà Nội gần đây liên tục xuất hiện mức giá kỷ lục, giá ảo. Thậm chí, có mảnh đất còn cao gấp hơn 5 lần so với giá khởi điểm. 

Trong khi đó, chỉ tuần đầu tháng 8, giá thép trong nước đã có tới 2 lần giảm. Lũy kế 3 tháng qua, mặt hàng này đã hạ 4-5 triệu đồng/tấn với 13 lần giảm liên tiếp.

# Kết thúc ngày giao dịch 10/8, thị trường hàng hoá đón nhận lực mua tích cực khi có khoảng 75% các mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh. Chỉ số MXV-Index nối dài đà tăng sang ngày thứ 3 liên tiếp, ghi nhận mức tăng 1,44% lên 2.620 điểm. Dòng tiền đầu tư được phân bổ mạnh mẽ vào nhóm nông sản, kim loại và năng lượng. Điều này đã giúp GTGD toàn Sở bật tăng 10%, đạt mức hơn 3.800 tỷ đồng.

Ảnh nh hoạ - Ảnh: Reuters

Tâm điểm của thị trường trong ngày hôm qua hướng về dữ liệu lạm phát của Mỹ. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI hạ nhiệt từ mức đỉnh 4 thập kỷ 9,1% trong tháng 6 xuống còn 8.5% vào tháng 7. Đây là nguyên nhân chính hỗ trợ cho sức mua, đặc biệt là đối với nhóm năng lượng và kim loại. Đóng cửa, giá dầu WTI đã lấy lại được mốc 90 USD/thùng.

Ngoài ra, mặt hàng cà phê cũng ghi nhận mức tăng mạnh, được hỗ trợ bởi thông tin tiến độ thu hoạch tại Brazil đang thấp hơn mức trung bình 5 năm.

# Bộ Tài chính liên bang Đức đã đề xuất điều chỉnh mức thuế thu nhập nhằm giảm bớt gánh nặng cho người lao động trong bối cảnh lạm phát tăng cao. 

Còn tại Mỹ, khảo sát của CNCB cho thấy, đa số người tiêu dùng tin rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt trong một năm tới. Đây được coi là chiến thắng của FED trong cuộc chiến chống lạm phát leo thang. 

# Tình trạng đóng cửa nhiều xưởng đúc tại Đức đang đe dọa ngành sản xuất ô tô toàn cầu, do thiếu hụt bộ phận linh kiện.

Mới đây nhất, cty sản xuất các linh kiện từ nhôm nổi tiếng G.A.Roeders đã phải thông báo đóng cửa tạm thời xưởng đúc nhôm hơn 200 năm tuổi, nhằm cắt giảm chi phí.

Ông Roeders Gerd, GĐ điều hành G.A.Roeders cho biết: "Bạn phải biết rằng việc khởi động một xưởng đúc như thế này, làm nóng lò vào mối sáng rất tốn năng lượng. Khách hàng của chúng tôi cũng không quan tâm đến việc chúng tôi sắp phá sản. Để tồn tại, chúng tôi đang đề nghị tăng giá với khách hàng. Tăng giá không phải để kiếm lời nhiều hơn, mà ít nhất chúng tôi cần đủ chi phí để tồn tại".

Không chỉ vậy, hơn 600 xưởng đúc khác của Đức cũng đang phải vật lộn để cắt giảm chi phí. Ước tính, các nhà sản xuất linh kiện xe hơi của Đức bán cho hơn 3.000 DN tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

Thông tin chứng khoán

 

# Chứng khoán Mỹ có phiên bứt phá mạnh đêm qua sau báo cáo dữ liệu lạm phát cho thấy tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) đang chậm lại so với dự kiến. DJIA tăng đến 535,1 điểm, S&P 500 tăng 2,13% còn Nasdaq tăng 2,89%.

Ảnh nh họa

# Còn ở trong nước, sau nhiều nhịp kiểm đáy ngắn hạn, thị trường đã liên tục hồi phục trong phần lớn thời gian của tháng 7 và những phiên đầu của tháng 8.

Bên cạnh đó, bất chấp những thông tin kém khả quan như FED tăng lãi suất, tăng trưởng GDP của Mỹ liên tục âm trong 2 quý gần đây cũng như tăng trưởng lợi nhuận trên 3 sàn trong quý 2/2022 đều cho thấy sự giảm tốc, song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ghi nhận diễn biến tích cực.

Đề cập đến yếu tố hỗ trợ thị trường, ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, Chuyên gia cao cấp Chiến lược đầu tư của SSI Research cho biết: "Với góc nhìn phân tích kỹ thuật chúng ta thấy đã tạo đỉnh trong khoảng thời gian đầu năm nay giảm từ vùng 1500 và về vùng đáy ngắn hạn là 1150 điểm trong thời gian vừa qua. Qua đó thúc đẩy lực cầu dòng tiền tham gia thị trường và giúp cho thị trường có trạng thái hồi phục. Nhóm yếu tố thứ hai là nhóm yếu tố liên quan tới kết quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có những thông tin tái mở cửa nền kinh tế sau dịch, kỳ vọng nới room tín dụng trong nửa cuối năm; đẩy mạnh đầu tư công".

# Cũng SSI Reseach, xu hướng Tăng ngắn hạn của VNIndex hiện vẫn đang được duy trì, mặc dù các nhịp điều chỉnh có thể xuất hiện đan xen. Vùng 1.261 – 1.285 điểm là vùng mục tiêu tiếp theo trên chỉ số VNIndex trong thời gian tới.