Những mức phạt mà “bợm nhậu” ngày Tết cần lưu ý

Lễ Tết thường là dịp mọi người tụ tập, tiệc tùng, uống nhiều bia rượu bởi thế mà các “bợm nhậu” cần bỏ túi một vài lưu ý để tránh mất tiền oan.

Ảnh nh hoạ

 1. Phạt tiền lên đến 2 triệu đồng hoặc đi tù đến 7 năm nếu say rượu, bia gây mất trật tự công cộng

Sau các cuộc chè chén, nhiều người do uống quá nhiều rượu bia nên không làm chủ được bản thân, dẫn đến mất kiểm soát bản thân, có nhiều hành vi quá khích, gây rối mất trật tự công cộng…. Những hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, trong trường hợp gây rối công cộng, gây mất trật tự công cộng sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

Nghiêm trọng hơn, nếu hành vi gây rối trật tự công cộng có dấu hiệu của phạm tội thì người uống rượu có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318 Bộ luật Hình sự đang có hiệu lực với khung hình phạt như sau:

Đặc biệt, việc sử dụng rượu bia khi gây ra hành vi vi phạm thì không được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Thâm chí, trong nhiều trường hợp, đây còn là tình tiết tăng nặng. Do đó, nếu ngày Tết uống rượu bia, người say rượu có thể sẽ bị phạt tiền hoặc đi tù nếu gây rối công cộng.

2. Phải bồi thường thiệt hại do say rượu gây ra

Không chỉ có thể bị phạt tiền, người say rượu ngày Tết còn có thể phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 596 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Theo quy định này, khi sử dụng rượu bia khiến mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi và có hành động gây thiệt hại cho người khác thì người này phải bồi thường theo thiệt hại thực tế hoặc theo thoả thuận với người bị thiệt hại.

Đáng chú ý, hành vi cố ép người khác uống rượu bia để người đó lâm vào tình trạng mất nhận thức, làm chủ hành vi và gây thiệt hại thì người ép người khác uống rượu bia cũng phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Không chỉ vậy, ép người khác uống rượu bia cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt từ 01 - 03 triệu đồng theo khoản 2 Điều 30 Nghi định 117/2020/NĐ-CP

3. Phạt tiền lên đến 80 triệu đồng nếu say rượu lái xe

Một hành vi đặc biệt nghiêm trọng cần nghiêm cấm sau mỗi cuộc nhậu đó là điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia. Nếu vi phạm, sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, cụ thể như sau:

4. Ốm đau do say rượu không được hưởng chế độ ốm đau

Trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do say rượu thì không được hưởng chế độ ốm đau theo quy định (Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).