Những cánh đồng không dấu chân người

“Nông nghiệp thông minh” đang là xu thế dẫn dắt tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, các địa phương ở ĐBSCL đã thí điểm trên diện tích trồng lúa. Từ khâu làm đất, gieo sạ, bón phân, thu hoạch… đều được cơ giới hóa thay cho sức người.

Trong tiết trời se lạnh lập đông, đồng lúa xanh bước vào giai đoạn làm đòng, trà lúa nối tiếp nhau rộng mênh mông, mượt mà như dãy lụa mềm uốn lượn trong sương.

Anh Nguyễn Hoàng Thái - thành viên của HTX Thắng Lợi, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười đưa phóng viên chúng tôi đi làm nông “kiểu Đồng Tháp”. Anh Thái ứng dụng công nghệ 4.0 trong suốt quá trình sản xuất, từ: gieo sạ bằng máy, quản lý sâu rầy bằng hệ thống bẫy đèn thông nh, phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái, bảo tồn thiên địch, chất lượng lúa đáp ứng được nhu cầu của đơn vị liên kết thu mua.

Từ năm 2019, anh Thái và nông dân ở đây làm ruộng khỏe re, ứng dụng máy móc từ đầu vụ đến khi thu hoạch, không còn phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nông dân dù canh tác trên cánh đồng rộng lớn nhưng chẳng cần ra khỏi nhà, mọi thao tác chăm sóc lúa đều có thể thực hiện trên điện thoại.

Anh Nguyễn Hoàng Thái bộc bạch: Ban đầu gia đình cũng chỉ thí nghiệm trên diện tích 1,2 hecta, sau khi thấy hiệu quả mới sử dụng trên toàn bộ diện tích gieo trồng. Có sự trợ giúp của máy móc hiện đại, nông dân ít cực hơn trong khi HTX lại liên kết ổn định với Công ty cây trồng ền Nam, ngày giờ gieo trồng, thu hoạch đã được tính toán sẵn, tiền công lại được thanh toán qua tài khoản. 

Thiết bị Done ( máy bay phun thuốc) đang phun xịt trên cánh đồng tại Tháp Mười.

Đồng Tháp là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) theo định hướng thay đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” mà Tháp Mười là địa phương được chọn làm nơi thí điểm mô hình “cánh đồng lý tưởng”.

Sau Đồng Tháp có An Giang chọn thí điểm tại Thoại Sơn, Sóc Trăng chọn thí điểm tại huyện Châu Thành. Tại những nơi thí điểm, nhiều Hợp tác xã (HTX) được thành lập để tập hợp nông dân và cánh đồng lớn cùng sản xuất lúa theo công nghệ 4.0 – một hình thức canh tác lúa an toàn, hiện đại, đưa cơ giới hóa thay thế sức người và có liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Phương pháp canh tác của HTX được bố trí cơ bản giống nhau, như: 100% diện tích trồng lúa của HTX được cơ giới hóa, ít nhất 80% diện tích gieo sạ sử dụng máy cấy, tiết kiệm chi phí sản xuất 400 đồng/kg lúa, tiết kiệm 30% chi phí sản xuất/hecta/vụ. Nông dân phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái giúp giảm lượng thuốc từ 20%-30% so với phun bằng tay.

Trung bình mỗi ngày máy có thể phun được từ 30 - 40 hecta, tương đương khoảng 20 nhân công lao động, giúp tiết kiệm chi phí khoảng từ 2 - 3 triệu đồng/hecta. Ngoài ra, nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế thấp nhất việc phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và giải được bài toán thiếu nhân công lao động, góp phần bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường.

Số liệu từ Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), trong giai đoạn 2011-2021, số lượng và chủng loại thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng rất nhanh. Cụ thể, máy kéo các loại tăng 60%, máy cấy tăng 10 lần, máy bơm nước tăng 60%, máy gặt đập liên hợp tăng 80% và máy phun thuốc BVTV tăng 3 lần.

Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa giai đoạn 2008 – 2021 cũng có sự gia tăng đáng kể, khâu làm đất tăng từ 75% lên 97%; khâu gieo sạ, cấy tăng từ 5% lên 65%; khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật từ 55% lên 80%; khâu thu hoạch từ 15% lên 78%; khâu thu gom rơm rạ đạt 90%.

Tại vùng ĐBSCL, cơ giới hóa hiện nay đã bao trùm lên các khâu từ làm đất, bón phân, tưới tiêu, thu hoạch và cả công nghệ sau thu hoạch. Tại một số địa phương sản xuất lúa trọng điểm ở khu vực ĐBSCL như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ, Hậu Giang… đều đã hình thành được các tổ, nhóm dịch vụ cộng đồng chuyên cung cấp các dịch vụ cơ giới hóa cho bà con nông dân.

Lợi ích của cơ giới hóa được chỉ ra là góp phần giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm phát thải khí nhà kính, cho ra sản phẩm chất lượng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, mang về giá trị thặng dư lớn cho nông dân canh tác.

Việc ứng dụng cơ giới hóa vào trồng lúa từ 2008 - 2021 đã gia tăng đáng kể. Khâu làm đất tăng từ 75% lên 97%; khâu gieo sạ, cấy tăng từ 5% lên 65%; khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật từ 55% lên 80%; khâu thu hoạch từ 15% lên 78%; khâu thu gom rơm rạ đạt 90%.

Để cơ giới hóa đồng bộ, tiến tới một nền nông nghiệp bền vững, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: Chúng tôi đề xuất với Chính phủ hình thành Trung tâm cơ giới hóa tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Trung tâm này không phải cơ quan quản lý nhà nước mà là Trung tâm liên kết giữa các doanh nghiệp cùng tham gia cơ giới hóa từ các khâu: Trang thiết bị, vật tư nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp… để hỗ trợ cho các HTX và nông dân. Trong chuỗi này có cả doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, bản thân doanh nghiệp tiêu thụ họ rất muốn tham gia chuỗi này. Hình thành Trung tâm cơ giới hóa đồng bộ, từ làm đất đến gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đưa ra thị trường.

Thống kê từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các mô hình canh tác lúa thông nh triển khai từ năm 2016 đến nay đều cho năng suất tăng vượt trội. Tùy thuộc vào phương pháp canh tác, số liệu ghi nhận được, trung bình sản lượng tăng từ 200 – 870kg/hecta, lợi nhuận bình quân tăng 3,5 - 5,9 triệu đồng/hecta. Những bước thành công đầu tiên của mô hình “không dấu chân người” là tiền đề để nông dân 12 tỉnh/thành ĐBSCL (ngoại trừ Bến Tre) tự tin tham gia Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt.

Đề án bắt đầu từ 2024 – 2030, được chia là 2 giai đoạn, nông dân tham gia sẽ canh tác theo quy trình giảm giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/hecta, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống, 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững, 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận đạt trên 50%. Đặc biệt, lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh. Đây là đề án được kỳ vọng giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập, giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Thống kê từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, mô hình canh tác lúa thông nh đang cho sản lượng tăng từ 200 – 870kg/hecta, lợi nhuận bình quân tăng 3,5 - 5,9 triệu đồng/hecta.

Bức tranh cơ giới hóa ở vùng ĐBSCL đã có rất nhiều gam màu tươi sáng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ giới hóa, doanh nghiệp sản xuất lúa gạo. Đặc biệt là tinh thần dám đổi mới, sáng tạo của bà con nông dân.

Tuy nhiên, cơ giới hóa tại ĐBSCL vẫn còn thiếu đồng bộ và đòi hỏi Bộ - Ngành – Doanh nghiệp – Nông dân “Phải đi đến cùng của công nghệ cơ giới hóa” để từng bước đưa phương pháp này làm nền tảng cho nông nghiệp ĐBSCL thay áo mới.

Một thống kê mới nhất từ Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, các loại máy phục vụ nông nghiệp được sản xuất tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20 - 30% thị trường, phần lớn phải nhập khẩu. Tại ĐBSCL chưa có các xưởng chế tạo máy mà chỉ có một vài xưởng cơ khí quy mô nhỏ lẻ, cơ sở hàn tiện đơn thuần.

Mức độ trang bị thiết bị cho cơ giới quá còn mỏng so với quy mô được định hướng. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực không đủ đáp ứng, người sử dụng và điều khiển phương tiện cơ giới hóa chưa được đào tạo, tập huấn.

Đơn cử như việc tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề cho người điều khiển thiết bị Done (máy bay phun thuốc) chưa được tổ chức thực hiện sâu rộng do ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc phòng và sức khỏe con người.

Để cơ giới hóa bền vững, thì buộc phải hoàn thiện về thể chế, chính sách. Trong đó, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu hoàn thiện quy định để quản lý về cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản; Xây dựng, hoàn thiện và áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, năng lực chế biến và sản phẩm nông sản chế biến. Đẩy mạnh triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, việc tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cũng cần được đẩy mạnh. Tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản. Cần mở chương trình đào tạo chuyên ngành cơ giới nông nghiệp và chế biến nông sản như: Cơ khí nông nghiệp, cơ khí thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm..., chú trọng thực hành, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Hạt gạo Việt vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa mang theo hình ảnh đất nước bốn nghìn năm khởi thủy từ nền văn nh lúa nước trên trường quốc tế. Ngày nay, trên mảnh ruộng đã ít dần hình ảnh trâu cày, người cấy, nông nghiệp ĐBSCL đã có những đổi thay rất lớn từ nhận thức đến hành động của nông dân.

Cơ giới hóa với mô hình “cánh đồng không dấu chân người” đã chứng nh thực tế, trồng lúa bền vững trước biến đổi khí hậu phải ứng dụng khoa học, công nghệ. Cơ giới hóa đã đạt được bước thành công nhất định thì đừng nên để nó dừng lại ở phong trào mà phải được đi đến tận cùng của chuỗi giải pháp, làm chủ công nghệ, làm giàu từ sân nhà.