Nhiều ngân hàng Trung ương trên thế giới tiến hành tăng lãi suất

Kể từ đầu năm tới nay, khoảng 90 ngân hàng Trung ương trên thế giới đã tiến hành tăng lãi suất. Thậm chí, giới chức nhiều ngân hàng Trung ương cũng lên tiếng khẳng định quyết tâm điều chỉnh lãi suất để kiềm chế lạm phát, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng là nền tảng để thu hút các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam (Ảnh nh hoạ: TL)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

# Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương nghiên cứu, chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư công với chất lượng, tiêu chuẩn cao nhất. 

Còn mới đây, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách vừa lưu ý, do hạn chế nguồn lực, VN có nguy cơ trở thành điểm đến của các dự án FDI chất lượng thấp, từ đó có thể lún sâu vào bẫy gia công. 

# Đáng chú ý, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm và tồn tại đã nhiều năm là băn khoăn của nhiều đại biểu tại hội trường Quốc hội ngày 27/10 khi đề cập đến tình hình KT-XH và ngân sách Nhà nước.

Sự chậm chạp này đã kéo theo việc phục hồi kinh tế càng khó khăn. Ông Phạm Hùng Thắng, Đại biểu quốc hội tỉnh Hà Nam nêu ý kiến:

"Việc giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục chậm với tỷ lệ thấp. Năm nay, còn thêm việc giải ngân vốn ODA với tỷ lệ quá thấp. 3 chương trình mục tiêu quốc gia thì sớm nhưng ban hành chính sách và phân bổ vốn còn chậm hơn. Đến nay, tỷ lệ giải ngân không đáng kể và chủ yếu mới giải ngân phần vốn của địa phương. Việc giải ngân vốn phát triển, phục hồi kinh tế cũng chậm".

Do đó, để đẩy nhanh tốc độ đầu tư công, các đại biểu cho rằng, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong quản lý.

Ảnh: VnEconomy

# Với những diễn biến tỉ giá hiện tại, 70% hợp đồng XK của các DN có cơ hội hưởng lợi, nhưng các DN NK sẽ tốn thêm chi phí để bù đắp khoản chênh lệch do tỉ giá thay đổi. 

Còn theo SSI Reseach, DN ngành lương thực Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội gia tăng XK nhờ nhu cầu thế giới tăng cao, trong khi những nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu có xu thế hạn chế XK. 

# Sắp tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra chuyên đề về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp các NH thương mại có số dư đầu tư TPDN cao. 

Với thị trường nhà đất, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu xây dựng dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), trong đó đề xuất thanh toán giao dịch BĐS cần thiết qua ngân hàng. 

# Giá vé máy bay chặng quốc tế dành cho các dịp lễ Noel, Tết Dương lịch năm nay đang tăng 30-70% so với các năm trước dịch. 

Đáng chú ý, các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường cuối năm tại TPHCM sẽ được được giữ nguyên lãi suất vay, là yêu cầu mới đây từ NHNN chi nhánh TPHCM. 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa ngày giao dịch hôm qua 27/10, diễn biến phân hoá chia bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới thành 2 nửa xanh đỏ.

Lực bán có phần chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV- Index quay đầu giảm nhẹ 0,23% xuống 2.476 điểm, kết thúc chuỗi tăng điểm 3 ngày liên tiếp trước đó.

Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư đến thị trường ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ. GTGD toàn Sở tăng mạnh 22,5%, đạt 5.200 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Mức giảm rất mạnh 5,58% của hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 11 trên Sở Singapore dẫn dắt xu hướng toàn thị trường trong ngày hôm qua.

Mặt hàng này chịu sức ép trước thông tin tồn kho quặng sắt tại Trung Quốc tăng mạnh lên mức 131,2 triệu tấn sau 5 tuần giảm liên tiếp, phản ánh nhu cầu suy yếu của quốc gia tiêu thụ hàng đầu.

Thêm vào đó, lợi nhuận ngành công nghiệp của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước càng thúc đẩy đà giảm của giá quặng sắt trong ngày hôm qua.

Khí tự nhiên cũng giảm rất mạnh gần 4%, chốt phiên ở mức 5,88 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh. Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho thấy, tồn kho khí gas tự nhiên ngầm của Mỹ tăng mạnh 52 tỷ feet khối trong tuần vừa qua, đã gây áp lực lên giá.

 

# Các quan chức Liên nh châu Âu vừa kêu gọi các nước thành viên sớm thông qua gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng vào cuối tháng 11, nhằm giảm thiểu các tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay. 

Còn Nga đang tranh thủ đẩy mạnh XK dầu thô sang Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc trước khi lệnh cấm cấp bảo hiểm cho tàu thuyền của EU bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/12 tới. 

Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Washington DC (Ảnh: Bloomberg)

# Kể từ đầu năm tới nay, khoảng 90 ngân hàng Trung ương trên thế giới đã tiến hành tăng lãi suất. Thậm chí, giới chức nhiều ngân hàng Trung ương cũng lên tiếng khẳng định quyết tâm điều chỉnh lãi suất để kiềm chế lạm phát, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Ông Andrew Bailey - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cho biết

"Chúng tôi sẽ không ngần ngại tăng lãi suất để đáp ứng mục tiêu lạm phát và khi mọi thứ diễn ra như hiện nay, tôi dự đoán rằng áp lực lạm phát sẽ đòi hỏi một phản ứng mạnh mẽ hơn dự tính ban đầu".

Hiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang dẫn đầu xu hướng điều chỉnh chính sách lãi suất, và dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện các đợt tăng trong phần còn lại của năm. Ông Robert Halver - chuyên gia phân tích ngân hàng Baader nói:

"Hãy luôn nhớ rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ không phá hủy nền kinh tế Mỹ. Mục tiêu của họ là chống lạm phát. Họ sẽ cố gắng cho đến một giới hạn. Nếu nền kinh tế chịu tổn thương, họ sẽ dừng lại".

Theo IMF, tình hình lạm phát cao vẫn con dai dẳng và bao phủ trên phạm vi rộng hơn so với dự báo, do vậy các thể chế tài chính cần phải kiên trì cho đến khi tình hình thực sự được cải thiện.

Ảnh: Reuters

Thị trường chứng khoán

# Chứng khoán Mỹ rơi vào trạng thái phân hóa trong phiên giao dịch đêm qua khi NĐT phấn khởi với báo cáo GDP tốt hơn dự đoán và chiều ngược lại là lo ngại về doanh thu suy yếu ở các công ty công nghệ lớn.

Chỉ số DJIA giao dịch suốt phiên trong sắc xanh đóng cửa tăng gần 200 điểm, trong khi Nasdaq và S&P 500 giảm lần lượt 1,63% và 0,61%.

# Còn TTCK Việt Nam hôm qua bật tăng lại mạnh mẽ và đã kiểm định thành công vùng cản tâm lý 1.020 điểm. Khối lượng cao vượt trội so với bình quân 20 phiên, đạt hơn 572,3 triệu cổ phiếu cho thấy tín hiệu tích cực của bên mua trong ngắn hạn.

# Theo SSI Reseach, với sự xác nhận của dòng tiền sau phiên hôm hôm qua, xu hướng hồi phục trên chỉ số VNIndex nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn với các vùng mục tiêu gần là 1.050 – 1.060 điểm. Mặc dù, chỉ số có thể điều chỉnh trở lại sau phiên tăng mạnh.

NĐT ngắn hạn có thể cân nhắc tìm kiếm cơ hội tại nhóm cổ phiếu giảm sâu hơn thị trường và đang hồi phục trở lại lại từ đáy ngắn hạn. Trong khi đó, NĐT vẫn đang giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao từ các vùng đỉnh ngắn hạn trước đó, nên hạn chế bán ra và chờ đợi nhịp hồi phục của thị trường tiếp diễn.