Nhận định thị trường hàng hóa sau 7 tháng của năm 2022

7 tháng đầu năm, thị trường hàng hóa nguyên liệu đã ghi nhận những biến động mạnh, có thể nói là chưa từng xảy ra trong lịch sử. Liệu thị trường này tới cuối năm sẽ có những diễn biến nào?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 Thông tin trong nước và quốc tế

# Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ vừa quyết định giữ nguyên phân chia cả nước thành 6 vùng kinh tế - xã hội như hiện nay, thay vì 7 vùng như đề xuất. 

# Ngân hàng nhà nước vừa có Công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài về việc cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của người nộp thuế cho cơ quan thuế. 

# Kim ngạch XK của Việt Nam vào thị trường EU từ đầu năm đang tăng đột biến, ước đạt gần 28 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

# Và với hơn 300 DN xuất khẩu sang 136 thị trường, thu về giá trị 1,4 tỷ USD từ đầu năm, cá tra VN đang chi phối 95% nguồn cá thịt trắng toàn cầu.

# So với tháng trước, hiện lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của nhiều ngân hàng đã tăng lên. Cuộc đua tăng lãi suất huy động đã lập đỉnh mới. 

# Với lĩnh vực BĐS, từ đầu năm, gần như không có dự án nhà ở nào được phê duyệt trên địa bàn Hà Nội, khiến thị trường căn hộ chung cư đang tắc nguồn cung. 

# Hiệp hội DN Hàng không VN vừa tiếp tục đề xuất nâng trần giá vé máy bay nội địa cho các hãng hàng không nhằm thúc đẩy sự phục hồi của ngành. 

# Và dự báo nhu cầu mua ô tô của người dân từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục đà tăng. Nhờ đó, mục tiêu vượt 400.000 xe trên toàn thị trường là trong khả năng. 

# Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, Chính phủ Đức đang xem xét triển khai các gói cứu trợ mới nhằm hỗ trợ người dân đang chịu tác động từ lạm phát và giá năng lượng tăng cao. 

# Còn Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật giảm lạm phát trị giá 430 tỷ USD và sẽ gửi gói biện pháp này tới Hạ viện để bỏ phiếu. 

# OPEC vừa có lần thứ ba hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay, vì triển vọng kinh tế suy yếu hơn nữa vẫn còn hiện hữu.

# Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu về dầu mỏ gia tăng "bất thường" đang phản ánh những khó khăn về kinh tế toàn cầu. 

Ảnh nh họa

7 tháng đầu năm, thị trường hàng hóa nguyên liệu đã ghi nhận những biến động mạnh, có thể nói là chưa từng xảy ra trong lịch sử. Liệu thị trường này tới cuối năm sẽ có những diễn biến nào? 

Xét chung từ đầu năm, giá hàng hóa vẫn tăng, thể hiện qua mức tăng 12% của chỉ số MXV-Index lên mức 2.630 điểm. Có những thời điểm, chỉ số này đã vượt mức 3.100 điểm, tăng hơn 20% so với năm ngoái. Trong số 31 mặt hàng đang được giao dịch tại Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam, năng lượng vẫn là nhóm mặt hàng tăng giá mạnh nhất.

Ông Dương Đức Quang, Phó TGĐ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết: "Thị trường hàng hóa chịu nhiều tác động bởi các yếu tố vĩ mô hơn là các yếu tố cung–cầu của từng mặt hàng. Trong bối cảnh này, dầu thô đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thể hiện qua rất nhiều phiên giao dịch tăng mạnh, kéo cả thị trường đi lên. Tuy nhiên, xu hướng sẽ tiếp tục phân hóa và các thông tin về vĩ mô sẽ chỉ còn tác động lên các thị trường như năng lượng và kim loại".

Sức hút từ các mặt hàng biến động lớn đã giúp giá trị giao dịch tại MXV đạt gần 5.000 tỷ đồng mỗi phiên trong 7 tháng đầu năm. Khối lượng giao dịch tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có những phiên giao dịch đạt khối lượng kỷ lục.

Bà Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Bộ phận Thông tin thị trường, Công ty Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị cho biết: "Từ đầu năm tới nay, số lượng NĐT quan tâm và mở tài khoản giao dịch hàng hóa đã tăng vượt kế hoạch mà chúng tôi đề ra hồi đầu năm. Phần lớn các NĐT đều quan tâm đến thị trường năng lượng. Bên cạnh đó, việc liên tục triển khai giao dịch các hợp đồng ni và cro cũng giúp giao dịch hàng hóa tiếp cận được nhiều quy mô đầu tư nhỏ và vừa hơn nữa".  

Thị trường hàng hóa đang bước vào giai đoạn bản lề, khi quý IV thường sẽ là quý biến động mạnh và tạo ra một xu hướng lớn trên thị trường. Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra sự khó lường trên thị trường hàng hóa như triển vọng kinh tế toàn cầu, chính sách sản lượng của OPEC, hay các căng thẳng địa chính trị đang diễn ra ở nhiều khu vực.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: "Nhóm năng lượng đang khá ổn định về nguồn cung, nhưng nhu cầu đang điều chỉnh giảm một cách tự nhiên do giá trước đó đã quá cao, trong khi triển vọng kinh tế ngày càng tiêu cực hơn. Còn đối với nhóm mặt hàng nông sản, nguy cơ sụt giảm sản lượng ở Mỹ sẽ là biến số cần quan tâm nhất vào cuối năm nay. Nhìn chung, tôi cho rằng giá cả sẽ có sự phân hóa và mỗi mặt hàng sẽ tập trung nhiều hơn vào cán cân cung – cầu để quyết định xu hướng giá”.

Bên cạnh đó, giá hàng hóa thế giới có những tác động rất mạnh đến giá hàng hóa trong nước, khiến thị trường chịu ảnh hưởng rất nhiều. Đánh giá về các diễn biến sắp tới của thị trường hàng hóa trong nước, Chuyên gia Kinh tế Ngô Trí Long nhận định: "Giá hàng hoá trong nước thường biến động nhanh và cùng chiều với giá thế giới do nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào đa phần phải nhập khẩu. Thị trường thép nội địa đang kỳ vọng vào sự khởi sắc của giá sắt thép quốc tế. Hay như đối với các mặt hàng xăng dầu, phần lớn các kỳ điều chỉnh giá đều bám sát với giá giao dịch thế giới. Do đó, theo dõi và nắm bắt xu hướng giá thế giới sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn với nguồn nguyên liệu đầu".

Theo các chuyên gia, nếu giá hàng hóa biến động mạnh trong giai đoạn cuối năm nay, đặc biệt là giai đoạn cận Tết Nguyên đán, Chính phủ cần cân nhắc đưa ra những chính sách mạnh mẽ hơn để bình ổn giá cả. Từ đó giúp ổn định nền kinh tế nước ta trong bối cảnh nhiều quốc gia đang đối mặt với nguy cơ suy thoái./.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Chỉ số VNIndex mở rộng đà tăng và kết phiên tại mức cao nhất trong ngày, đạt 1.262,3 điểm (+0,8%).

# Các lĩnh vực chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn của thị trường là Ngân hàng và BĐS đều ghi nhận sắc xanh chiếm ưu thế, trong khi cổ phiếu Chứng khoán cũng nhanh chóng hồi phục, với SSI và VND tăng trở lại trên 2%, VCI đóng cửa với biên độ 6,2% trong khi MBS kết phiên trong sắc tím.

# Theo SSI Reseach, Khối lượng giao dịch trên HOSE duy trì ở mức thấp so với bình quân 20 phiên, đạt hơn 478 triệu đơn vị do NĐT thận trọng đi cùng với hiệu ứng ngày cuối tuần. Khối ngoại tiếp tục trở thành điểm sáng khi đẩy mạnh mua ròng trên HOSE hơn 138,3 tỷ đồng.