Nhà cung cấp nước ngoài nộp thuế khoảng 500 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử

Theo Tổng Cục thuế, Việt Nam là một trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai áp dụng thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua một cổng thông tin điện tử trực tuyến.

Tin trong nước và thế giới

Ảnh nh họa 

# Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Chỉ thị về việc đẩy mạnh phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. 

Còn theo liên bộ Công thương Tài chính sắp tới, sẽ điều chỉnh chi phí kinh doanh trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu để vừa đảm bảo nguồn cung trong nước, vừa đảm bảo quyền lợi của DN. 

# Dự báo, chỉ cần hết tháng 11, XK thủy sản VN có thể chạm mốc 10 tỷ USD như kỳ vọng, lập kỳ tích lịch sử cao nhất từ trước đến nay. 

Còn theo Đề án phát triển vận tải biển Việt Nam, đến năm 2030, đội tàu biển Việt Nam sẽ đảm nhận 20% thị phần hàng xuất nhập khẩu. 

# Ở lĩnh vực quản lý thuế: Hiện các nhà cung cấp nước ngoài nộp thuế khoảng 500 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử, là số liệu thống kê vừa được ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế công bố mới đây.

 Đáng chú ý, theo Tổng Cục thuế, Việt Nam là một trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai áp dụng thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua một cổng thông tin điện tử trực tuyến.

Ông Đặng Ngọc Minh cho biết: "Đến nay, đã có 36 nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đăng ký kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin này. Trong đó có nhiều doanh nghiệp ngoại như Facebook, Google, Microsoft, TikTok, Netflix… Do kê khai thuế theo quý nên tính từ 21/3 đến nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài đã tạm nộp thay cho cá nhân phát sinh doanh thu tại Việt Nam gần 500 tỷ đồng"

Ảnh nh họa

Theo ước tính, tính từ đầu năm đến nay, tổng số các Nhà cung cấp nước ngoài đã nộp thuế xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

# Với lĩnh vực BĐS, sau hơn 19.000 căn NƠXH đã được đưa vào sử dụng, TP.HCM dự kiến xây thêm 80.500 căn mới giai đoạn từ nay đến năm 2025. 

Còn tại Hà Nội, từ ngày 7-10/10 tới, sẽ diễn ra sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, với hơn 2.000 sản phẩm đặc sản nông nghiệp từ 29 tỉnh thành. 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/10, lực mua tiếp tục cho thấy xu hướng chiếm ưu thế trên thị trường hàng hoá, đặc biệt là các mặt hàng trong nhóm năng lượng. Điều này đã giúp chỉ số MXV-Index duy trì đà tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp, với mức tăng 0,88% lên 2.541 điểm. Dòng tiền đầu tư cũng ghi nhận đà tăng, giúp Giá trị giao dịch toàn Sở đạt mức hơn 4.100 tỷ đồng.

Tâm điểm của thị trường trong ngày hôm qua hướng về cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng nh (OPEC+), trong đó nhóm đã quyết định cắt giảm sản lượng lên tới 2 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 11 năm nay. Đây là mức cắt giảm lớn nhất kể từ đợt đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát vào năm 2020, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung thu hẹp và hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm qua. Hiện tại, dầu WTI đã đạt mức cao nhất trong vòng 3 tuần với 87 USD/thùng, trong khi dầu Brent cán mốc 93 USD/thùng.

# Quỹ tiền tệ quốc (IMF) sẽ xem xét yêu cầu của Ukraine về khoản tài trợ bổ sung khẩn cấp trị giá 1,3 tỷ USD vào ngày 7/10 tới, giữa lúc cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine vẫn diễn biến phức tạp. 

Cũng theo IMF, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chiếm gần 3% dự trữ ngoại tệ toàn cầu trong quý 2, tiếp tục giữ vị trí thứ 5 trên thế giới.

# Nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới trong những tháng qua liên tục chứng kiến lạm phát tăng phi mã, giá cả sinh hoạt leo thang ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Do đó, theo Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Georgieva, chính sách tài chính của các chính phủ phải nhất quán với việc thắt chặt chính sách tiền tệ: "Chúng ta cần các Ngân hàng trung ương hành động quyết đoán. Tại sao ư, bởi vì lạm phát rất cứng đầu. Hiện nay, chúng ta thấy tác động của giá năng lượng và lương thực đến lạm phát cơ bản ở nhiều quốc gia, và nếu tình trạng đó không được ngăn chặn trong đà tiến của nó, nó có hại cho tăng trưởng và rất xấu cho người nghèo. Lạm phát chính là một loại thuế đánh vào người nghèo".

Mới đây, LHQ kêu gọi một chiến lược mới, gồm đánh thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng bất thường, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế  và siết chặt quản lý về đầu cơ hàng hóa.

Thông tin chứng khoán

Hoạt động của giao dịch viên trên sàn chứng khoán New York (Mỹ). (Ảnh: THX/TTXVN)

# Chững lại sau 2 phiên tăng mạnh do lợi suất trái phiếu 10 năm tăng nhẹ trở lại, chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ tuy nhiên mức giảm rất nhẹ so với ngày thứ Tư. DJIA giảm 42,45 điểm (-0,14%), S&P 500 giảm 0,2% còn Nasdaq giảm 0,25%.

# Còn ở trong nước, KLGD chỉ ở mức thấp so với bình quân 20 phiên, đạt 396,8 triệu đơn vị khi một bộ phận nhà đầu tư vẫn đang thận trọng sau nhịp rung lắc. Nến ngày của VNIndex hình thành bóng nến trên do cung gia tăng quanh trung bình động 5 ngày (quanh vùng 1.109 điểm).

# Theo SSI Reseach, trong phiên hôm nay, chỉ số nhiều khả năng sẽ kiểm định vùng quan sát 1.100 điểm. Nếu duy trì tốt trên khu vực này, chỉ số sẽ mở rộng đà hồi phục với vùng mục tiêu quan trọng là 1.142 – 1.150 điểm (tương đương với đáy ngắn hạn tháng 7).

Tuy nhiên nếu không giữ vững mốc 1.100 điểm, nhiều khả năng chỉ số VNIndex sẽ kiểm định lại các vùng hỗ trợ phía dưới, lần lượt là 1.080 – 1.070 điểm.