Người nâng tầm cho đặc sản Tân Phú Đông

Huyện Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang từ lâu nổi tiếng với nghề trồng mãng cầu Xiêm và đây được xem là thủ phủ của trái mãng cầu Xiêm. Trước đây, trái mãng cầu Xiêm được tiêu thụ dưới dạng trái tươi nhưng cũng rất gian nan trong việc tìm đầu ra cho loại nông sản này.

Xuất thân từ một người nông dân, gắn bó với cây mãng cầu Xiêm từ thời còn con gái, bà Nguyễn Thị Bảy luôn canh cánh bên lòng niềm trăn trở làm sao để nâng chất cho loại trái cây đặc sản của xứ cù lao.  Sau nhiều năm tìm tòi học hỏi, bà Bảy đã thành công với sản phẩm trà mãng cầu.

Và vinh dự hơn, sản phẩm của bà Bảy đạt trở thành đặc sản OCOP 4 sao của tỉnh Tiền Giang, đưa sản phẩm này xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới. 

Tân Thạnh là 1 xã đảo của huyện Cù Lao Tân Phú Đông. Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.337 ha, xã đảo Tân Thạnh nằm giữa hai nhánh sông Cửa Trung và Cửa Đại. Tuy điều kiện giao thông đi lại đôi lúc còn khó khăn và chịu tác động ít nhiều của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở đất, nhưng rất thuận lợi cho bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển kinh tế vườn kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Bà Nguyễn Thị Bảy bên sản phẩm trà mãng cầu

Sinh ra và lớn lên tại thủ phủ của trái mãng cầu Xiêm, bà Nguyễn Thị Bảy thường xuyên chứng kiến cảnh “Dội chợ rớt giá” của trái mãng cầu. Có lúc trái mãng cầu Xiêm chỉ còn 2 - 3 ngàn đồng/kg nhưng cũng chẳng có ai mua. Đau đáu trước cảnh người nông dân “đổ mồi hôi, xôi nước mắt” với cây mãng cầu nhưng rốt cuộc tiền bán trái không đủ công chăm sóc chứ đừng nói chi tới đồng lời, cũng là người trồng mãng cầu từ nhỏ, Bà Nguyễn Thị Bảy quyết định bằng mọi giá phải nâng tầm cho đặc sản quê hương. Sau nhiều năm nghiên cứu, đến năm 2015, bà Bảy đã cho ra đời trà mãng cầu Xiêm. Nói về ý tưởng khởi nghiệp của mình, bà Nguyễn Thị Bảy chia sẻ:

"Ngày xưa tôi là 1 người nông dân, tôi trồng mãng cầu mà khi bán giá trái mãng cầu tươi nó bắp bênh quá. Tôi thấy trong trái mãng cầu có nhiều chất khoáng và Vitanh tốt cho sức khỏe nên tôi nẩy sinh ra ý tưởng là mình phải làm sảm phẩm gì đó để cho trái mãng cầu tiêu thụ được dễ hơn, nhiều hơn, cho những người nông dân đở bắp bênh hơn, từ đó tôi có ý tưởng làm ra trà từ trái mãng cầu Xiêm."

Do được trồng trên vùng thổ nhưỡng có cả nước mặn và nước lợ, nên trái mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông cũng có mùi vị đặc trưng riêng so với các vùng nước ngọt khác. Để thưởng thức được 1 tách trà mãng cầu Xiêm thơm ngon, ít ai biết rằng, người nông dân phải mất bao nhiêu công chăm sóc, người công nhân mất bao nhiêu thời gian làm việc với nhiều công đoạn theo 1 quy trình khéo kính từ khâu chọn trái, làm sạch trái, tiệt trùng trái, tách hạt, cắt lát, sấy thô, sấy thăng hoa và sau cùng là đóng gói.

"Khi mình hái trái mãng cầu về thì mình rửa, mình diệt khuẩn vỏ xong sau đó mình đem vô mình chẻ, lấy hạt, rồi chuyền qua sắt, xong rồi chuyền qua sấy. Sấy khoảng 3 tiếng là nó khô, sau đó mình cho tiếp vào lồng cầu rang sấy khoảng 1 tiếng đồng hồ nửa thì nó sẽ thành trà thành phầm rồi mình đem ra mình đóng gói luôn."

Bà Nguyễn Thị Bảy (Áo Trắng) bên máy ủ lên men sản xuất rượu vang mãng cầu

Sau thành công với trà trái mãng cầu, bà Nguyễn Thị Bảy tiếp tục nghiên cứu và chế biến nước ép mãng cầu xiêm. Với đặc tính chua ngọt tự nhiên, mãng cầu xiêm là một nguyên liệu lý tưởng để tạo ra nước giải khát giàu dinh dưỡng. Nước ép mãng cầu không chỉ chứa nhiều vitan C mà còn có tác dụng tăng cường hệ ễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa và làm đẹp da.

Việc chế biến nước ép mãng cầu đòi hỏi kỹ thuật và quy trình chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm giữ được hương vị tự nhiên, không chứa chất bảo quản và có thời hạn sử dụng lâu. Được sự hỗ trợ từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Cần Thơ, bà Bảy đã đã không ngại đầu tư 1 dây chuyển máy móc hiện đại để sản xuất nước ép mãng cầu. Bằng sự nỗ lực và tâm huyết, sản phẩm nước ép mãng cầu của bà Bảy đã nhanh chóng khẳng định được chất lượng và được người tiêu dùng yêu thích.

Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình nghiên cứu và chế biến các sản phẩm từ trái mãng cầu Xiêm, bà Nguyễn Thị Bảy đã tìm ra một hướng đi mới đầy tiềm năng hơn cho trái mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông đó là sản phẩm rượu vang mãng cầu và rượu Wishky mãng cầu. Trái mãng cầu xiêm khi được lên men tự nhiên tạo ra một loại rượu có hương vị độc đáo, không quá nồng nhưng lại có hậu vị ngọt dịu và mùi thơm đặc trưng của trái mãng cầu.

Công đoạn đóng gói, dán nhãn sản phẩm

Với sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại, bà Bảy đã thành công chế biến rượu mãng cầu, tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường. Theo bà Nguyễn Thị Bảy, công đoạn sản xuất trà mãng cầu đã lắm công phu, việc xản xuất rượu mãng cầu còn công phu hơn và mất rất nhiều thời gian.

"Bất cứ trái cây nào mình cũng làm được nhưng hiện giờ mình đang làm nước ép lên men của trái mãng cầu Xiêm và mình làm rượu vang mãng cầu. Cái bình này là bình lên men chính, 10 hoặc 11 ngày là mình bắt đầu tách bã. Tách bã xong mình tiếp tục đưa qua bình lên men phụ. Đưa qua bình lên men phụ này để ủ them 21 ngày nữa sau đó mình chiếc ra, mình lóng trong bằng bình lộc để lộc cho nó trong rồi mình đóng chai."

Sự thành công trong việc chế biến các sản phẩm từ trái mãng cầu Xiêm của bà Nguyễn Thị Bảy không chỉ mang lại lợi ích cho gia đình mà còn góp phần giải quyết đầu ra cho loại trái đặc sản của Tân Phú Đông, tạo công ăn việc làm cho hàng chục chị em phụ nữ ở địa phương và quan trọng hơn là làm thay đổi diện mạo kinh tế của xã Tân Thạnh và cả vùng Tân Phú Đông.

Mô hình khởi nghiệp từ trái mãng cầu Xiêm của bà Nguyễn Thi Bảy được chính quyền địa phương đánh giá rất cao và chọn đây là tấm gương điển hình trong khởi nghiệp của người dân Tân Phú Đông. Bà Võ Thị Ngợi – Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phú Đông cho biết:

"Cô Bảy đã tạo được việc làm cho nhiều hội viên Phụ nữ trên địa bàn xã Tân Thạnh; hỗ trợ cho chi em có hướng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh từ việc chế biến mãng cầu. Đây cũng là mô hình mà Hội LHPN huyện đánh giá rất cao và cũng đã có nêu gương những gương điển hình như thế để chị em Phụ nữ trên địa bàn huyện thấy đây là một điểm sáng, những cái sáng tạo mà chị em phụ nữ làm được."

Hành trình của bà Nguyễn Thị Bảy, từ một nông dân bình thường đến người tiên phong trong việc nâng tầm trái mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông, là câu chuyện về lòng kiên trì, sự quyết tâm và tầm nhìn xa trong rộng, biết nắm bắt cơ hội để vươn lên thoát nghèo. Bà không chỉ tạo ra những thay đổi tích cực cho bản thân, gia đình mà còn làm thay đổi diện mạo kinh tế của địa phương.