Tên Ngõ Hàng Chỉ có từ thời Pháp thuộc. Xưa là đất thuộc thôn Tố Tịch, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Tên gọi của ngõ là do trước đây có có một số nhà làm nghề se chỉ, cũng giống như bao phố Hàng ở đất Thăng Long xưa, nghề thành tên gọi của phố.
Sau cách mạng ngõ vẫn giữ tên Hàng Chỉ cho đến ngày nay. Lịch sử về con ngõ nhỏ ngay giữa trung tâm phố cổ, có lẽ, chỉ vậy...
Ngõ Hàng Chỉ thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Theo "lý thuyết" ngõ chỉ dài 64m, đầu ngõ giao với phố Hàng Hòm, tuy nhiên, nếu đi sâu vào cuối ngõ, có một ngách nhỏ thông ra phố Hàng Quạt, ngay gần với phố Tố Tịch...
Ngách nối với ngõ Hàng Chỉ ấy, nếu người lạ chẳng dám đi vào vì có đoạn hẹp chỉ đủ cho người đi bộ lách qua, tối om, quanh năm không thấy ánh sáng mặt trời. Nhưng là nơi sinh sống của hàng chục hộ dân.
Đầu ngõ, nơi giao với phố Hàng Hòm khá rộng và thoáng Cuộc sống ở con ngõ nhỏ, được cho là ngắn nhất Thủ đô này, gần như không thay đổi qua thời gian. Rất bình dị và phẳng lặng, không giống như những xô bồ của những ngõ phố xung quanh, nơi mà khách du lịch vào ra tấp nập, xe cộ ngược xuôi từ sáng đến tối Chỉ vào trong ngõ vài mét nhìn ngược lại phố Hàng Hòm đã thấy là một thế giới khác Cuối ngõ thông ra phố Hàng Quạt, nơi khoảng không chỉ đủ cho người đi bộ, và tất nhiên, với người lạ, người không thông thuộc đường phố, chẳng mấy ai dám đi vào khám phá con ngõ tối om sâu hun hút ấy... Sáng nào bà Nhuận và bà Liên, những người là hàng xóm với nhau cả gần một thế kỷ cũng dắt nhau ra hàng nước chè đầu ngõ ngồi chuyện trò... Với quãng thời gian lâu như thế, họ gần như đã trở thành người thân trong một gia đình. Bà Nhuận (bên trái), sinh năm 1939, sở hữu quán phở khá nổi tiếng ở phố cổ - Phở Dung, bà về ngõ này mở quán phở từ năm 1967. Hiện nay cô con gái thứ 3 của bà đang phụ trách kinh doanh quán phở này. Quán chủ yếu cũng chỉ có bà con hàng xóm, hoặc những người sống ở phố cổ lâu năm mới biết mà tìm đến Cạnh hàng phở nhà bà Nhuận có hàng cơm bình dân của ba anh em nhà anh Thắng, quán nhỏ, dựa vào một góc vỉa hè trước cửa nhà để kinh doanh Anh Thắng và người chị của mình "đòi" chụp một bức ảnh lưu niệm trước cửa nhà khi thấy khách lạ cầm máy ảnh đi qua... Anh Thắng bảo, ở đây, ai cũng coi nhau như người thân trong nhà, chẳng bao giờ cãi cọ, xô dụng, hễ hàng xóm có việc là tất cả mọi người đều giúp đỡ, như việc của nhà mình Cuộc sống của những cư dân trong ngõ Hàng Chỉ khá bình lặng. Hầu hết mọi người đều rất thân thiện khi tiếp xúc... --- Quán nước chè trước cửa nhà của một cụ ông giữa ngõ, có lẽ mở ra cho đỡ buồn tuổi già vì thỉnh thoảng mới có khách vào chơi Một bức tranh tường khá sinh động bên vách một căn nhà trong ngõ khiến không gian vốn yên tĩnh lại càng thêm cảm giác thân thiện Cuối ngõ là một con ngách nhỏ nối liền thông ra phố Hàng Quạt, đến đây, những xe máy chở hàng cồng kềnh, và thậm chí không chở hàng cũng phải quay đầu vì ngõ bất chợt thu hẹp lại, chỉ vừa đủ cho người đi bộ Điểm kết thúc của ngõ nối với con ngách nhỏ ra phố Hàng Quạt Ở đây có một ngôi trường tiểu học mang tên Nguyễn Bá Ngọc. Có lẽ, là nơi "ồn ào" nhất của con ngõ này... Mỗi khi đến giờ tan học là không khí con ngõ bị phá toang bởi tiếng trẻ con nô đùa vui vẻ Cuộc sống giản dị với những mối quan hệ xóm giềng gần gũi thân thiết, hầu hết họ đều sống ở đây cả đời, hoặc một vài thế hệ Vẫn có những ngôi nhà mái ngói cũ kỹ, và thậm chí còn có một cái giếng nước mà người dân ở đây vẫn sử dụng nhiều chục năm nay Giống như địa đạo, con ngõ sâu hun hút, nhiều đoạn không bao giờ thấy ánh sáng mặt trời Không gian chật hẹp của những cư dân sinh sống trong ngõ nhỏ, tất cả mọi thứ, từ rửa ráy, tắm giặt, nấu nướng đều ở phía bên ngoài nhà, bởi bên trong rất chật chội. Thậm chí vẫn còn những nhà vệ sinh công cộng Con đường độc đạo trong ngõ quanh năm không có ánh sáng mặt trời Phải là ngày rất nắng, ánh sáng mới đủ để lọt qua trên đầu, nhưng cũng không đủ chiếu xuống mặt đất Không gian sống chật hẹp, nhiều hộ gia đình phải cơi nới những khoảng không trên ngõ để làm nơi ở Vẫn còn những nhà vệ sinh công cộng, giống như hàng thế kỷ trước, bởi nhiều hộ gia đình chỉ có khoảng vài mét vuông sinh sống, thậm chí không đủ chỗ kê một chiếc giường đôi --- --- Những đứa trẻ đã quá quen với cuộc sống trong ngõ hẹp --- Quần áo phơi lên nhưng không bao giờ có ánh nắng chiếu vào Một căn hộ với chiều ngang chỉ hơn 1m trong ngõ, gia đình này phải làm thêm một gác xép phía trên để ngủ, với 3 thế hệ cùng sinh sống. Muốn lên gác xép phải ra cửa và leo lên trên Thậm chí ban thờ cũng phải đặt phía ngoài nhà... Một người khách lạ vào ngõ phải bỏ xe máy phía bên ngoài phố... Cuộc sống của người dân phố cổ là vậy, dù chật chội, thiếu nhiều tiện ích, nhưng hầu hết mọi người vẫn không muốn rời xa nơi chốn thân thiết cả đời người