Ngành nuôi, chế biến sâu thủy sản kỳ vọng mới cho năm 2023

Năm nay, ngành thủy sản quyết tâm giữ ổn định diện tích nuôi trồng 1,3 triệu ha, giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng. Đồng thời, sẽ chuyển từ khai thác, đánh bắt sang nuôi trồng, chế biến sâu để duy trì đà tăng trưởng bền vững.

Thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước. Cả nước hiện có trên 1 triệu ha nuôi thủy sản, thì ở ĐBSCL chiếm khoảng 70%. Đây cũng là vùng có sản lượng và giá trị lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 65%.

Trong số đó, chủ lực là cá tra, đóng góp khoảng 98% và tôm, đóng góp khoảng 63% tổng sản lượng trong cả nước. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 140.000ha, tổng sản lượng nuôi trồng đạt trên 295.000 tấn/năm. Tỉnh hiện có hơn 20 công ty và gần 700 hộ đang thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, với tổng diện tích hơn 3.900ha.

Địa phương đang đẩy mạnh phát triển nuôi tôm với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững như: Nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, tôm - rừng, tôm – lúa, ứng dụng công nghệ cao để gia tăng sản lượng và chất lượng; Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước vào năm 2025.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Đối với quy hoạch của tỉnh Bạc Liêu, xác định kinh tế - con tôm là chủ lực. Sau đó là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản là chủ lực và năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là chủ lực. Tôi xác định 2 công việc đấy, nếu tỉnh Bạc Liêu được tích hợp vào đấy, xác định Bạc Liêu là vùng nuôi tôm của cả nước thì Bạc Liêu hết sức cố gắng tăng cường xuất khẩu để mang về giá trị thật sự từ con tôm là 10 tỉ USD/năm.

ảnh nh hoạ (vov.vn)

Bên cạnh con tôm, cá tra đang được nuôi nhiều ở các tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long với diện tích hàng năm khoảng 5.500 đến 6.000 hecta. Hiện nay, cả nước có trên 100 cơ sở chế biến cá tra với tổng công suất thiết kế ước đạt 1,5 triệu tấn nguyên liệu/năm và hầu hết nằm ở vùng ĐBSCL. Các cơ sở được trang bị máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

Theo TS. Huỳnh Văn Hiền, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, sản lượng xuất khẩu chiếm tới 94% sản lượng sản xuất. Vì vậy, vai trò xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL rất quan trọng: Đảm bảo được lợi nhuận tốt và lợi ích cho toàn xã hội về môi trường và đảm bảo chống lãng phí về thức ăn, nếu chúng ta sản xuất tập trung được phân khúc thị trường, nâng cao được giá trị theo chế biến sâu và thiết thực gắn với thương hiệu. Tập trung theo phân khúc thị trường liên kết gắn với thị trường tiêu thụ là một trong những cơ bản rất quan trọng để gắn với thị trường tiêu thụ.

Chiến lược của ngành thủy sản năm 2023 sẽ chuyển dần từ khai thác, đánh bắt sang nuôi trồng, chế biến sâu để duy trì đà tăng trưởng bền vững. Qua đó đảm bảo đời sống ngư dân được nâng cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Năm nay, ngành thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD, với tổng sản lượng đạt khoảng 8,74 triệu tấn, bằng 96,7% so với ước thực hiện năm 2022. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 3,58 triệu tấn, nuôi trồng 5,16 triệu tấn. Ngành thủy sản quyết tâm giữ ổn định diện tích nuôi trồng 1,3 triệu ha, giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng.

Đồng thời đẩy mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi trồng và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng cục Thủy sản nhận định, những sản phẩm tiềm năng như cá tra sẽ có cơ hội phát triển tốt và duy trì xuất khẩu ổn định. Tôm ở phân khúc thị trường giá trị cao sẽ gặp khó khăn hơn, còn đối với cá ngừ cơ bản có thể duy trì xuất khẩu:  "Một số sản phẩm thủy sản khác sẽ có hy vọng được mở rộng, đặc biệt là khi thị trường Trung Quốc không còn COVID -19, nên coi đây là một trong những hướng để bù đắp lại sự sụt giảm ở một số thị trường khác. Bên cạnh đó ngành thủy sản cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất trong nước và tìm kiếm những thị trường mớ. Đặc biệt cần coi trọng việc công khai, nh bạch, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm để thủy sản Việt Nam luôn giữ thương hiệu mạnh một cách bền vững".

ảnh nh hoạ (vietnamplus.vn)

Để giữ đà tăng trưởng, chiến lược ngành thủy sản năm nay sẽ chuyển dần từ khai thác, đánh bắt sang nuôi trồng, chế biến sâu để duy trì đà tăng trưởng bền vững. Quan trọng, đời sống nông, ngư dân được nâng cao sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết:

"Hội nhập khu vực Quốc tế, một trong những yêu cầu về sản phẩm phải truy suất được nguồn gốc, phải công khai, nh bạch thì chuyển đổi số trong nông nghiệp được triển khai một cách đồng bộ, Bộ nông nghiệp số, kinh tế nông nghiệp số và nông dân số thì đối với thủy sản nói chung và cá tra nói riêng cũng phải triển khai đồng bộ, quyết liệt và tích hợp được vào chuyển đổi số của ngành nông nghiệp".

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, phát triển thủy sản bền vững là căn cốt nhất, đồng thời làm tốt bảo tồn, chế biến theo công nghệ cao, thêm giá trị gia tăng gắn với xúc tiến thị trường, đi theo chuỗi khép kín, thì ngành thủy sản sẽ có sự phát triển bền vững, đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.