Ngân hàng tăng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế

Nhiều giải pháp tăng cung ứng vốn đã được hệ thống ngân hàng áp dụng để nâng cao năng lực tài chính đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao dịp cuối năm.

 

# Trên cơ sở kết quả 8 tháng, Tổng cục thống kê dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) quý III có thể đạt kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Và theo đó tăng trưởng cả năm có khả năng đạt được kịch bản phấn đấu của Chính phủ đề ra (6,5-7%).

Ảnh nh họa

# 8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã đẩy mạnh vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất, đáp ứng các đơn hàng.

Theo Wigroup, các ngành sản xuất như nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng và công nghiệp đã vay thêm gần 35.000 tỷ đồng trong 8 tháng qua.

Điều này giúp không ít ngân hàng hiện đã có mức tăng trưởng tín dụng lên đến 15%, cao gấp đôi mức bình quân toàn ngành.

Nhiều giải pháp tăng cung ứng vốn đã được hệ thống ngân hàng áp dụng để nâng cao năng lực tài chính đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao dịp cuối năm. 

# Trong khi đó, ngành bất động sản (BĐS) cũng đang được ưu tiên để cung ứng vốn:

Dẫn chứng từ báo cáo của ngành ngân hàng cho thấy tín dụng BĐS đang có dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt ở các khoản vay mua nhà và kinh doanh BĐS.

NHNN cho biết tín dụng BĐS toàn quốc đã tăng 4,6%, trong đó cho vay kinh doanh BĐS tăng mạnh 10,29%, chiếm 39-40% tổng dư nợ tín dụng BĐS. 

Cũng liên quan đến BĐS, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất UBND TP Hà Nội phương án bán đấu giá các khu nhà tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí nhiều năm qua, để thu hồi vốn.

# Và mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP, có hiệu lực từ ngày 20/9.

Một trong những điểm mới của Quyết định này là người dân, tổ chức khi bàn giao mặt bằng sớm sẽ được thưởng bằng tiền mặt, tối đa 5 triệu đồng với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức. 

Ảnh: Bộ Công thương

# Theo Báo cáo nhanh của Bộ Công thương, tình hình cung ứng các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cơ bản đáp ứng đầy đủ tại các tỉnh, thành, không bị gián đoạn nguồn cung sau bão.

Dự báo, bước sang tuần này, giá cả tại các chợ dân sinh sẽ tăng nhẹ; các mặt hàng được tiêu thụ nhiều vẫn chủ yếu là thực phẩm và mặt hàng thiết yếu và người dân không cần phải tích trữ quá nhiều thực phẩm. 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, Đóng cửa tuần qua, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chìm trong sắc đỏ. Lực bán áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index giảm hơn 3% về mức 2.061 điểm.

Thị trường kim loại cơ bản cũng trải qua tuần lao dốc mạnh khi các mặt hàng đều ghi nhận các mức giảm từ 4 – 9%. Trong đó, giá quặng sắt đánh mất hơn 9% xuống mức 91,7 USD/tấn.

Theo MXV, nguyên nhân chính kéo giá mặt hàng này giảm mạnh vẫn xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ yếu kém tại Trung Quốc. Cung cấp thêm thông tin nhà đầu tư cần lưu ý trong tuần này, ông Dương Đức Quang, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết: "Tôi cho rằng một loạt báo cáo quan trọng công bố trong tuần này sẽ tác động mạnh lên diễn biến giá hàng hóa thế giới.

Trong đó báo cáo lạm phát của Mỹ công bố vào thứ Tư (11/9) sẽ giúp cho thị trường đánh giá mức độ cắt giảm lãi suất của Fed trong cuộc họp tháng 9 và tác động lên giá hàng hóa theo xu hướng nào. Đối với nhóm năng lượng thì 3 báo cáo của EIA, OPEC và IEA sẽ đưa ra cái nhìn về triển vọng cung cầu dầu thô trên thế giới. Khả năng là báo cáo cung cầu nông sản thế giới cũng sẽ khiến cho giá nông sản biến động"

Thông tin thị trường chứng khoán

Với TTCK Mỹ, trong tuần qua. S&P 500 giảm 4,3% và ghi nhận tuần giảm mạnh nhất từ tháng 3/2023. Với mức giảm 5,8%, Nasdaq cũng có tuần xấu nhất từ năm 2022, trong khi DJIA giảm 2,9%.

Còn ở trong nước, các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX duy trì trung tính nhưng có tín hiệu suy yếu dần.

Theo SSI Reseach, khả năng thị trường sẽ tiếp tục nhịp điều chỉnh ngắn hạn với biên độ dao động dự kiến 1.250 - 1.276 điểm.