Giữ gìn nét văn hoá đặc trưng của Tết Trung thu cổ truyền
Với trẻ thơ thì Rằm Trung Thu là ký ức không bao giờ quên được. Đó là Rằm mà trăng sáng nhất trong năm: tròn vành vạnh, sáng trong trẻo; và gió Thu thì mát, trời Thu thì cao xanh, vườn Thu thì chín quả.
Tại lễ hội Trung thu thành cổ Sơn Tây xứ Đoài, các em nhỏ và du khách còn được chiêm ngưỡng những mô hình đèn trung thu được làm bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân ở các phường xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Các đèn Trung thu được đặt trên xe để di chuyển, được làm mô phỏng theo những nhân vật lịch sử, nhân vật truyền thuyết dân gian, con vật yêu thích.
Chia sẻ của ông Lê Đại Thăng –Phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây – Trưởng ban tổ chức chương trình Trung thu thành cổ Sơn Tây và chị Đặng Tiểu Ngọc – Bí thư đoàn xã Sơn Đông (Sơn Tây, Hà Nội):
"Một điểm nhấn là tổ chức tại trung tâm thành cổ Sơn Tây – một không gian đi bộ đã rất thành công trong thời gian qua. Hoạt động này không chỉ là điểm nhấn dành cho thị xã Sơn Tây mà có tiếng vang đến với các quận huyện bạn và các tỉnh thành xung quanh đã đến với Sơn Tây, coi đây như là một điểm trung tâm văn hoá xứ Đoài phía tây của thủ đô Hà Nội"
"Xã Sơn Đông xây dựng hình tượng rồng vàng chảy hội trăng rằm, thể hiện sự thịnh vượng khát khao vươn lên thay đổi của địa phương cũng như toàn bộ thị xã Sơn Tây. Đặc biệt năm nay thị xã cũng chủ trương phát triển về du lịch chúng tôi mong rằng chương trình ngày hội cũng như mô hình của chúng tôi được nhiều người biết tới và phát triển du lịch địa phương"
Là một trong tứ trấn của Kinh đô xưa, xứ Đoài luôn là nơi tiếp xúc, trao đổi văn hóa với Thăng Long. Từ đó góp phần bồi đắp, làm phong phú, vững chắc hơn cốt cách, bản sắc của riêng mình trong suốt chiều dài lịch sử.
Với mong muốn đánh thức vẻ đẹp đó, NSUT Xuân Bắc – Giám đốc nhà hát Kịch Việt Nam cùng các nghệ sĩ đã tạo nên một chương trình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc dành tặng các em nhỏ và du khách tới với lễ hội năm nay: "Chúng tôi đang nỗ lực mỗi người đóng góp một chút công sức của mình để mảnh đất Sơn Tây vốn đã giàu đẹp rồi thì sẽ được nhiều người quan tâm hơn nữa với rất nhiều giá trị văn hoá truyền thống.
Sơn Tây xứ Đoài là nơi có lẽ tất cả chúng ta nên khám phá bởi vì ở đó mang nhiều bản sắc tốt đẹp, bản sắc truyền thống. Những điều tôi nghĩ rằng nếu chúng ta để mai một hoặc mất đi sẽ không bao giờ tìm lại được. Hơn nữa với sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự ủng hộ của bà con nhân dân, các phường xã hào hứng làm các mô hình. Rồi các cháu xung quanh đây nữa các cháu rất hào hứng. “Hôm nay các cháu thích không? Có ạ” Đấy, các cháu cũng rất là hào hứng".
Ước vọng Trung thu đêm rằm với bao ký ức xốn xang đã được xứ Đoài hiện thực hoá trong Lễ hội trung thu năm nay. Để trung thu trong ký ức mỗi người đến với Sơn Tây là mùa Trung thu đẹp nhất. Trăng của tuổi thơ là trăng sáng nhất…
Người quen ở phố
Nghệ nhân sơn mài Nguyễn Tấn Phát, một người con xứ Đoài có niềm đam mê nghệ thuật dân gian từ bé và cũng lan toả niềm đam mê yêu thích đấy của mình tới rất nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn thiếu nhi.
PV: Anh Phát thân mến! Được biết trong thời gian qua anh có rất nhiều công trình cũng như hoạt động dành tới du khách và các em thiếu nhi. Đặc biệt trong mùa trung thu năm nay anh đã hiện thực hoá ý tưởng nào của mình để đem đến công chúng?
Anh Nguyễn Tấn Phát: Tôi có niềm đam mê bất tận với nghệ thuật dân gian. Trong dịp trung thu này cũng muốn mang lại điều thú vị cho các em thiếu nhi tại địa phương. Trong thời điểm này tôi có làm một chiếc đèn khổng lồ để đi rước quanh thành cổ Sơn Tây nhân sự kiện của thị xã và của TP Hà Nội.
Ngoài ra trong 1 tháng nay tôi có dạy em nhỏ làm đèn lồng ông sao ễn phí tại cơ sở hợp tác xã nghề làng của chúng tôi. Với những hoạt động thiên về đồ thủ công làm tay mang yếu tố dân gian tôi cũng mong muốn giúp các em nhỏ có thêm hoạt động bổ ích và rời xa tivi điện thoại thông nh. Với hoạt động này thì không chỉ các em nhỏ mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng rất hưởng ửng
PV: Ngoài hoạt động dành riêng cho dịp trung thu thì anh có tổ chức những hoạt động khác cho du khách trong và ngoài nước không ạ?
Anh Nguyễn Tấn Phát: Vâng tại địa phương của tôi có ưu điểm là lượng khách du lịch đến làng cổ Đường Lâm rất lớn. Thời gian qua tôi có mở nhiều lớp dạy về mỹ thuật truyền thống, truyền nghề sơn mài, trải nghiệm tranh in khắc gỗ, gần đây nhất có cả nghề gốm.
Đó là những nghề dân gian của dân tộc cũng như của địa phương. Tôi cũng muốn đóng góp một phần nào đó để phục dựng nghề đó, 2 nữa là thêm sản phẩm du lịch để du khách đến với làng cổ Đường Lâm có thêm sự lựa chọn. Qua đây cũng là một cách để mình truyền tải gửi gắm được văn hoá địa phương đến với mọi người
PV: Xin cảm ơn nghệ nhân sơn mài Nguyễn Tấn Phát đã dành thời gian cho Hà Nội những hành trình cảm xúc hôm nay. Xin chúc anh sẽ có thể lan toả thật nhiều ý tưởng hay tới du khách trong và ngoài nước trong thời gian tới.