Năm 2023: Phát triển bền vững – Hướng đi tất yếu cho doanh nghiệp

Trước bối cảnh đầy biến động của kinh tế thế giới cũng như trong nước, phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp. Thế nhưng với từng ngành nghề như nông nghiệp, thực phẩm, công nghệ số, thương mại … sẽ cần kim chỉ nam nào để hiện thực hoá câu chuyện tăng trưởng bền vững?

Ảnh nh họa

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Với việc chiếm tỷ trọng lớn, ngành nông nghiệp đang đứng trước những thời cơ mới để đổi mới. Nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái là xu thế tất yếu không thể đảo ngược, nhưng nhìn lại các chương trình triển khai nông nghiệp hữu cơ, các quy trình thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGap... đều chậm, thiếu tính kết nối và thiếu bền vững.

Theo ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay đổi trong nông nghiệp không còn sức ép bên trong, mà là sức ép toàn cầu. Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp bền vững cần tác động ở cả đầu vào và đầu ra của chuỗi giá trị:

"Chỉ khi người nông dân xác định là đi theo hướng sản xuất thật, làm thật, kinh doanh thật và phát triển bền vững thì người ta sẽ có hướng đi lâu dài. Tính trách nhiệm của người sản xuất và người tiêu dùng cũng được nâng cao. Và cần có chính sách nh bạch hóa sản phẩm nông nghiệp bền vững. Người tiêu dùng chấp nhận mua với giá thỏa đáng và người dân được hưởng lợi từ đó, việc tiêu dùng sản phẩm cũng được bền vững hơn".

Còn liên quan đến việc phát triển bền vững chuỗi các sản phẩm an toàn thực phẩm, đến nay, Bộ Công Thương đã hỗ trợ phát triển nhiều hệ thống phân phối thực phẩm an toàn trên phạm vi cả nước, lồng ghép những hoạt động về an toàn thực phẩm vào những chương trình lớn về kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, để chính sách gắn với thực tiễn của mỗi địa phương, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ cơ quan quản lý nhà nước. Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương nhận định: 

"Chúng ta cũng phải tập huấn cho người tiêu dùng biết được cách lựa chọn một cách thông thái thông nh nhất, những thực phẩm mà bảo đảm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chúng tôi cũng nhận thấy có những khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng hệ thống mô hình về hệ thống phân phối thực phẩm, đấy là thiếu vốn để đầu tư những hệ thống phân phối, áp dụng những quy trình quản lý tốt nhất văn nh nhất".

Không chỉ những ngành truyền thống, mà ngay cả với các doanh nghiệp công nghệ số cũng đang bước sang giai đoạn mới. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài không chỉ là mục tiêu định hướng của nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, mà đây còn là sự khẳng định và nâng cao giá trị thương hiệu của các sản phẩm, giải pháp phần mềm Make in Việt Nam.

Ông Võ Đức Thọ - Tổng Giám đốc Công ty Hanet Technology cho biết: "Chúng tôi cũng được Bộ thông tin Truyền thông hỗ trợ trong thời gian vừa qua, để sản xuất tại Việt Nam, hợp tác với nhà máy Meiko của Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng tôi có ước mơ năm 2023 sẽ đưa những sản phẩm trí tuệ Việt Nam này ra thị trường quốc tế. Chúng tôi cũng mong muốn nhận được sự ủng hộ thêm, để cho những sản phẩm trí tuệ Việt Nam bay xa hơn".

Và để hiện thực hoá phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh và Kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh, với 10 định hướng và 8 giải pháp, đồng thời khẳng định doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng trong việc thực hiện phát triển bền vững cũng như tăng trưởng xanh.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga - Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: "Hiện nay, Bộ KHĐT cũng đã ban hành Chương trình 167 về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong giai đoạn 2022-2025. Bộ KHĐT cũng đang phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành hướng dẫn để hỗ trợ doanh nghiệp, và Bộ KHĐT cũng đã bắt đầu tiếp cận những dự án đối với các nhà tài trợ để thúc đẩy thực hành ESG trong doanh nghiệp và đang triển khai".

Thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ ở xuất phát điểm. Tuy nhiên, với lợi thế của nước đi sau, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển một nền kinh tế xanh toàn diện, hướng tới sự phát triển bền vững, đạt mục tiêu hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.