Mùa xuân tươi vui cho bệnh nhân nghèo

Những bệnh nhân người kém may mắn điều trị bệnh phải lưu lại viện những ngày cận tết hoặc xuyên tết; hơn ai hết, họ cần được an ủi và mong được thấy mùa xuân dù đang trên giường bệnh. Thấu cảm và sẻ chia, nhiều tình nguyện viên và nhân viên công tác xã hội tổ chức một “Chủ nhật san sẻ yêu thương”.

Một mùa xuân nữa sắp tràn về trên khắp mọi ền đất nước. Tiết trời bắt đầu chuyển mùa, những cơn gió se se cũng khiến bao tâm trạng con người rộn ràng đón Tết. Song, những bệnh nhân người kém may mắn điều trị bệnh phải lưu lại viện những ngày cận tết hoặc xuyên tết; hơn ai hết, họ cần được an ủi và mong được thấy mùa xuân dù đang trên giường bệnh.

Thấu cảm và sẻ chia, nhiều tình nguyện viên và nhân viên công tác xã hội tổ chức một “Chủ nhật san sẻ yêu thương” đem niềm vui đến người bệnh, nhằm giúp các hoàn cảnh  khó khăn vơi đi những nỗi đau bệnh tật, nâng đỡ tinh thần khi một mùa xuân đang về.

Một ngày Chủ nhật cuối năm âm lịch, trong bệnh viện Chợ Rẫy vẫn còn hàng trăm bệnh nhân nội trú điều trị, chờ phẫu thuật. Một khoảng sân trống được dựng lên thành sân khấu dã chiến với sức chứa gần 200 người.

Âm nhạc bắt đầu vang lên với những giai điệu mùa xuân, bên dưới là hàng hàng khán giả trong bồ đồ bệnh nhân, có người vẫn còn kim tiêm truyền dịch, người vẫn đang ngồi xe lăn chăm chú thưởng thức âm nhạc.

Hàng trăm bệnh nhân chăm chú thưởng thức văn nghệ số đặc biệt của chương trình san sẻ yêu thương.

Đây là chương trình “Chủ nhật san sẻ yêu thương” lần thứ 30, đặc biệt hơn đây là số Tết nhằm phục vụ cho những bệnh nhân khó khăn. Chợ Rẫy – bệnh viện tuyến cuối nên rất đông đảo bệnh nhân từ mọi ền đổ về thăm khám và điều trị. Những ngày cận Tết gần như ai cũng muốn hướng về gia đình mong đón một mùa xuân đoàn viên, vì ốm đau nên bất khả kháng.

Theo ông Lê Minh Hiển, Trưởng Phòng Công tác xã hội BV Chợ Rẫy để có được 30 chương trình liên tục trong hơn 5 năm và vượt qua cả đại dịch là nỗ lực và tình yêu thương của các nhóm tình nguyện viên. Họ đến hát ca, cắt tóc, gội đầu, trang điểm cho bệnh nhân chụp tấm hình ngày Tết – họ đến mà đem không khí mùa xuân vào bệnh viện .

Bà Lại Thị Chiên (54 tuổi, Đắk Nông) đưa chồng xuống Chợ Rẫy mổ, lần đầu bà được tham gia một chương trình văn nghệ cảm xúc rất phấn khởi: “Bệnh viện tổ chức quá tốt, không chỉ bệnh nhân phấn khởi mà người nhà bệnh nhân cũng phấn khởi theo. Phải nói tình nguyện viên tiếp đón nhiệt tình, cảm thấy trong lòng rất thỏa mái và vui hẳn lên”.

Ông Nguyễn Trung Kiệt (64 tuổi, quê Cần Thơ), bệnh nhân chờ mổ tim đang ngồi xe lăn, đôi mắt hướng về sân khấu nghe nhạc, còn bên cạnh là một tình nguyện viên đang thực hiện gội đầu. Được chăm sóc tận tình khiến ông phấn khởi và xúc động: “Tôi thấy việc làm này rất có ích cho xã hội, giúp đỡ những người còn eo hẹp, tạo điều kiện cho họ được vui xuân đón Tết sạch sẽ, vui tươi. Trước mắt thấy tình nguyện viên nhiệt tình, dìu dắt bệnh nhân gội đầu rất chu đáo”.

Bệnh nhân ngồi xe lăn được hỗ trợ tham gia để không phải chịu cảnh bị “bó chân” giường bệnh

Trong khi đó bà Trương Thị Kiều ( 74 tuổi quận 6, TP.HCM) nghẹn ngào khi được con hỗ trợ xe lăn đưa từ giường bệnh xuống sảnh bệnh viện tham gia chương trình.

Bà xúc động khi vừa nhận quà, nhận tiền lì xì, 1 suất ăn tiêu chuẩn nhà hàng và cả những ca sĩ đến hát động viên mau hết bệnh: “Tôi thấy được mọi người đối xử tốt với mình, được nhận quà, tiền đồ ăn nữa vậy là rất thoải mái rồi. Cảm ơn đã thương giúp đỡ bệnh nhân, có những nghĩa cử của lòng nhân đạo”.

Ông Nguyễn Minh Trường, đội trưởng đội tình nguyện gội đầu cho hơn 100 bệnh nhân đã hỗ trợ xuyên suốt 30 chủ nhật yêu thương. Với ông đây là công việc ý nghĩa, được làm là cả niềm vui, tất cả đồng đội cũng mong muốn sắp tới sẽ hỗ trợ cho nhiều bệnh viện những hoạt động tương tự.   

“Đầu tiên mình nói đến giá trị công việc đem lại cho bệnh nhân là rất tuyệt vời, nhân văn. Xuất phát từ đó, anh chị em tâm nguyện hết lòng để gội đầu cho bệnh nhân. Tâm trạng của bệnh nhân nhất là Tết này thì rất tuyệt với, xúc động. Hy vọng lần sau sẽ làm cho nhiều bệnh nhân hơn nữa cũng như nhân rộng mô hình này cho các bệnh viện khác”.

Các tình nguyện viên đến gội đầu, cắt tóc cho bệnh nhân trong lúc tranh thủ xem văn nghệ

Theo BSCK2 Phạm Thanh Việt, Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy, ban đầu chương trình mở ra mong muốn khiêm tốn để tạo chút niềm vui nho nhỏ. Về lau dài, nhiều đơn vị tình nguyện thấy ý nghĩa họ đến xin tham gia. Chợ Rẫy như cầu nối các mạnh thường quân, các đơn vị thiện nguyện với bà con bệnh nhân.

Nhiều người nhìn vào cả chặng đường 30 chương trình liên tiếp tưởng rằng ai cũng cực khổ. Nhưng không, được làm được phục vụ bà con là thêm tiếng cười bớt đau đớn vượt qua bệnh tật là niềm hạnh phúc. Vì thế mỗi năm có thêm nhiều tiết mục chương trình, năm nay có thêm tặng chữ thư pháp, gian hàng quần áo 0 đồng, trang điểm chụp hình lưu niệm…

“Giúp ích rất nhiều cho người ta có động lực vượt qua bệnh, tạo nên một kháng thể tốt để con người đẩy lùi bệnh cùng với những viên thuốc. Ở đây không chỉ người bệnh mà cả người nhà nữa, người ta đưa người thân vào viện tâm lý rất căng thẳng, rồi xung quanh thêm nhiều người bệnh khác nữa. Nên tổ chức thế này giúp thêm cho thân nhân bệnh nhân rất nhiều”.

Một bệnh nhân lớn tuổi được tình nguyện viên trang điểm thay đồ chụp một tấm ảnh Tết làm kỉ niệm
Bệnh nhân khó khăn được mạnh thường quân tặng quà và lì xì nhân dịp xuân về
Gian hàng quần áo 0 đồng cho bà con chọn lựa để có thêm quần áo mới ngày Tết.

Cuối chương trình, tất cả bệnh nhân được chọn lọc xác nh những hoàn cảnh khó khăn, họ được nhận được phần quà tết, một phong bao lì xì từ mạnh thường quân.  Và sân khấu ngay lập tức dọn dẹp, một nhà ăn dã chiến lập tức dựng lên, hàng trăm suất ăn nóng hổi từ một nhà hàng đưa đến phục vụ ngay bữa trưa hơn 100 bệnh nhân.

Những việc làm, nghĩa cử nhỏ nhưng biết kết nối, trao gửi đúng những nơi cần đã góp phần tạo biết bao nụ cười, hạnh phúc đến ấm lòng. Cùng với bác sĩ các tình nguyện viên tiêm một liều “doping” tinh thần ủi an các bệnh nhân nghèo đón một không khí xuân đang về tươi vui để tạm quên đi bệnh tật.