Theo sách sử ghi chép, Cai Lậy xưa chỉ là một giồng cát hoang hóa ở ấp Hữu Hòa (nay là Phường 1, thị xã Cai Lậy). Ban đầu vùng đất này chỉ có một nhóm người từ Miền Trung di cư vào lập nghiêp. Cùng lúc đó, Chúa Nguyễn cũng đem cơ đồn điền vào đây khai khẩn đất lập ấp, lập làng do ông Cai cơ Lê Phước Tang và một thư ký chỉ huy binh lính.
Quá trình khai hoang diễn ra thuận lợi và thành công, sau đó dần dần hình thành một ngôi làng với tên gọi Thanh Sơn.
Dấu tích của Chợ Cai Lậy xưa hiện còn lại không nhiều, người có nghiên cứu về Cai Lậy xưa lại càng hiếm hoi hơn. Chúng tôi may mắn gặp được ông Trương Ngọc Tường, ngụ tại đường 30 tháng 4, phường 1, Thị xã Cai Lậy. Ông Trương Ngọc Tường là nhà giáo có rất nhiều năm đứng trên bục giảng. Để phục vụ công tác giảng dạy và nâng cao kiến thức, ông không ngừng nghiên cứu tài liệu, sách vở, nhất là nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Cai Lậy.
Nói về lịch sử hình thành Chợ Thanh Sơn – tiền thân của Chợ Cai Lậy ngày nay, ông Trương Ngọc Tường chia sẻ: "Vùng của mình đây hồi xưa là vùng trũng, rồi có một đội quân đồn điền đóng tại Long Khánh, Hòa Thuận. Đồn điền đó là của chúa Nguyễn, ông đem Cơ đồn điền tứ là 500 dân binh – Dân binh chứ không phải là quân. Tức là mộ dân nghèo biên chế thành đội ngũ làm nhiệm vụ khai khẩn đất cho chức Nguyễn. Quá trình khai khẩn thành công sau đó thành lập cái làng kèo dài từ ngoài kia vô đây. Bên đây gọi là làng Thanh Sơn – đầu tiên gọi là Thanh Sơn, còn cái ấp tại chợ Cai Lậy gọi là ấp Hữu Hòa.
Trong quá trình làm ruộng, có lúa họ mới chở ra chỗ Thanh Hòa ngày nay gọi là chỗ mướn kho vì chỗ đó có cái kho lớn. Hai trăm mấy chục mẫu ở đó, còn Chợ này có chút xíu thôi. Hồi đó cái chợ đầu tiên do ông Huỳnh Tấn Chiêu lập nên. Chợ của làng Thanh Sơn mới gọi là chợ Thạnh Sơn, chứ không ai gọi tên người cất chợ."
Chợ Thanh Sơn được thành lập vào cuối thể kỷ XVIII, nằm giữa khu vực đình Bang Lãnh và ếu Bảy Bà. Lúc ban đầu, chợ được nhóm theo dạng chợ chòm hỏm, tập trung dưới tán cây đa mà cho đến ngày hôm nay, dấu tích của cây đa này vẫn còn hiện hữu.
Dần sau này, ông Huỳnh Tấn Chiêu mới cho dựng chợ để tiểu thương có chỗ che mưa, che nắng. Nhà lồng chợ cũng chỉ là 1 ngôi nhà tre lá đơn sơ, xung quanh dân cư thưa thớt, nằm trên vùng đất của ông Cai Lễ. Cái tên “Cai Lậy” ngày nay cũng từ tên ông Cai Lễ do người dân đọc trại mà ra:
"Chợ Cai lậy là do đất vùng là của dòng Cai Lễ, dòng Cai Lữ là ở dưới Thuộc Nhiêu. Còn người bỏ tiền ra cất chợ là ông Huỳnh Tấn Chiêu, gọi là ông chủ Chợ. Thường thường người ta gọi tên ếng đất chứ không ai gọi tên người cất chợ. Chợ nằm trên đất dòng Cai Lễ cho người ta cử tên ông đó nên mới đọc là Cai Lậy. Ông đó tên là Ngô Tấn Lễ. Chợ đó đầu tiên nằm ở tại đình Bang Lãnh bay giờ đó, chỗ máy chà Minh Nguyêt đó, Cây da đó hồi xưa ở bên Chợ, cây da đó nay đã hai trăm mấy chục năm rồi đó."
Cũng theo ông Trương Ngọc Tường, nếu nói về chợ hình thành sớm nhất vùng Cai Lậy phải kể đến Chợ Ba Rài. Do ngày xưa đường bộ chưa phát triển, mọi việc đi lại, giao thương buôn bán đều bằng đường thủy.
Ba Rài là nơi giáp nước, là khu vực tàu bè tập trung neo đậu đề chờ con nước lớn. Cũng từ đây, Chợ Ba Rài đã được hình thành. Tuy nhiên, do đây là khu vực xa xôi, hẻo lánh nên chợ không phát triển được. Trong khi Chợ Thanh Sơn không ngừng được mở rộng. Việc buôn bán cũng tấp nập hơn do thuận thủy thuận bộ.
Đến thời Pháp thuộc, để tăng cường khai thác thuộc đia vùng lục tỉnh Nam Kỳ, họ mới cho mở con lộ Đông Dương vào năm 1920 là tiền thân của Quốc lộ 1 ngày nay. Việc mở lộ Đông Dường đã khiến cho Đình Thanh Sơn và Chợ Thanh Sơn cũng phải di dời sang vị trí khác. Sau khi tọa lạc ở vị trí mới, Chợ Thanh Sơn được xây dựng kiên cố hơn và khang trang, ngay hàng thẳng lối với mái ngói đỏ tươi, nhìn từ xa là thấy.
"Đến năm một ngàn chính trăm ba mươi mấy ông Bác Vật Lang tức Lưu Văn Lang, ông là kỹ sư xây dựng người việt đầu tiên đi học ở Pháp về phóng cái đường ngay cái đình cho nên mới dời cái đình về bên kia cất lại. rồi cái chợ hồi đó nằm ngay chỗ cây da đó, Đình Thanh Sơn thì nằm ngay dốc cầu. Do cái đình nằm trong căn nhà của ông Bang Lãnh cho nên mới gọi là đình Bang Lãnh chứ không phải cái đình thờ ông Bang Lãnh. Cái tên Bang Lãnh này xưa lắm có từ thời tự Đức lận. Đến năm 1920 nó mới dời về đằng này. nó cất bằng nhà ngói từ dưới lên thành 1 dãi."
Đến năm 1960, Chợ Cai Lậy trở thành trung tâm mua bán sầm uất nhất khu vực và là trung tâm trung chuyển hàng hóa từ vùng Thiên Hộ, Tháp Mười, Cao Lãnh, Kiến Tường, Mộc Hóa lên Sài Gòn – Chợ Lớn và ngược lại. Vào thời ấy, Cai Lậy chưa có điện, người dân phải dùng đèn dầu để họp chợ. Xung quanh chợ cũng có treo những chiếc đèn quản hạt cũng đốt bằng dầu. Vì vậy mỗi khi mặt trời tắt nắng, có một ông Quản hạt hay còn gọi là ông Cai Thị đi làm nhiệm vụ châm dầu cho đèn, đốt đèn và gõ mõ làm tín hiệu cảnh báo người dân đề phòng hỏa hoạn bằng 4 câu vè dễ nhớ:
Đèn treo xa vách
Nước xách đầy ghe
Tiền để gương xe
Trước khi đi ngủ
Hình ảnh người Cai Thị lụi hụi đốt đèn cùng những câu vè quen thuộc đến nổi không thể nào quên đối với những người lớn tuổi như ông Trương Ngọc Tường.
"Chợ nó có cài này nè. Có thằng cha Cai Thị, bây giờ giống như Trưởng ban quản lý vậy đó. Ở chợ có những cây đèn, có cái lồng, đốt bằng dầu dừa hoặc dầu lửa, nhà thì nhà lá không hà, chiều thì ông đi ổng gõ ben ben và hô to “Đèn treo xa vách/ Nước xách đầy ghe/ Tiền để gương xe/ Trước khi đi ngủ”. Ông đó xuất thân từ việc đốt đèn cho nên người ta gọi là ông cả đèn chứ ông tên là ông cả Chử.
Chợ Cai Lậy thì nó nhờ thuận sông thuận thủy. Nếu không có tuyến Quốc lộ thì chợ Cai Lậy không pháp triển. Nó phát triển được là nhờ xe, hồi trước thì nhờ đường thủy, các nơi đi xuồng về. Ba Rài nó không phát triển được bởi vì là chợ đầu con nước, có chiến tranh nó trở thành nơi hẻo lánh ai mà tới."
Chợ Cai Lậy mới hiện đã được xây dựng khang trang hơn, rộng rãi và thoáng mát hơn nhưng nhiều tiểu thương vẫn quyết định bám trụ không rời chợ Cai Lậy xưa. Ngoài kia, cây Cầu Đúc, Tháp Cấp Thủy và ngôi Đình Bang Lãnh vẫn đứng sừng sửng hiên ngang dù đã trải qua mấy trăm năm thăng trầm dâu bể.
Ở những con đường trước cửa đình Bang Lãnh, dọc theo con sông Ba Rài, dưới dạ cầu đúc, bà con nông dân vẫn ngày ngày họp chợ 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
Mặt hàng buôn bán ở “Chợ Chạy” này không phải là những mặt hàng ngoại nhập, cao cấp, đắc tiền, sa xỉ mà đơn giản chỉ là mớ rau đồng tươi roi rói, những con tôm, con cá đồng mới bắt lên còn nhảy xoi xói – những mặt hàng nông sản giản đơn và bình dị mà người dân kiếm được từ sức lao động của mình.