Ly hương nơi hạ nguồn Mekong (Kỳ 3): Đừng để chất xám trôi tuột trên miền đất châu thổ

Phong trào đi làm công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và TP HCM của người lao động ĐBSCL đã khởi phát từ nhiều năm trước. Đó cũng là thời điểm bắt đầu những biểu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu lên vùng đất vốn đạt năng suất cao về nông nghiệp, khiến sinh k

Theo kết quả báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020, 80% trong tổng số 1,1 triệu người rời khỏi khu vực ĐBSCL là từ nông thôn, nhiều nhất là trong độ tuổi từ 18 đến 35. Báo cáo cũng cho thấy chỉ có 2 địa phương có người nhập cư là Cần Thơ và Long An. Đây là 2 khu vực có nhiều khu công nghiệp của vùng nên hút lao động đến làm.

Rõ ràng, để thu hút người dân bám rễ sinh nhai tại quê hương, điều cần thiết đầu tiên là phải tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Đây là giải pháp trước tiên, bởi “có việc” sẽ “có người”.

Mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe Kênh Podcast chuyên biệt đầu tiên về đời sống của người dân vùng đất phương Nam: "Chuyện Mekong" trên nền tảng thiết bị di động; bằng cách truy cập vào các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); sau đó gõ từ khóa: Chuyện Mekong.