Lối đi nào cho tài chính xanh?

Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn để phát triển xanh nhưng ngân hàng vẫn chưa mạnh tay giải ngân vốn do còn một số vướng mắc. Các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp có những kiến nghị nào để thúc đẩy tín dụng xanh vào nền kinh tế?

Theo các chuyên gia, một trong những rào cản cho nguồn tài chính xanh hiện nay phần lớn nằm ở cơ chế chính sách. Cụ thể, khung pháp lý còn chung chung, tiêu chí phân loại xanh cho từng ngành, từng lĩnh vực để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng vẫn chưa rõ ràng, danh mục phân loại xanh chưa được ban hành, tiêu chí chưa thống nhất, cơ chế ưu đãi về thuế phí với các sản phẩm tài chính xanh chưa hoàn thiện, khung pháp lý hiện nay gần như chưa có, các hoạt động chủ yếu mang tính tự phát.

TS. Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết, NHNN đã có thông tư về phát triển tín dụng xanh từ năm 2015. Mặc dù đã nhận thức được về chính sách, quan điểm về tài chính xanh ở nước ta đã kéo dài gần chục năm nay nhưng để triển khai vẫn còn một số điểm nghẽn:

"Ở các nước trên thế giới, khi đưa ra chính sách về chuyển đổi xanh thì việc đầu tiên là đưa ra tiêu chí xanh làm nền tảng. Nước ta thì làm trước nhưng tiêu chí thì nghiên cứu sau, đó là điểm nghẽn. Đưa chính sách nêu lên thì dễ nhưng để phù hợp với điều kiện của Việt Nam để xây dựng trong từng mảng thì phải có quá trình nghiên cứu vì có những cái điều kiện của ta khác họ".

Ảnh nh họa

Đến nay, tổng dư nợ tín dụng xanh mới chỉ chiếm chưa đến 5% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong đó, gần 40% khoản tín dụng này cung cấp cho năng lượng tái tạo, hơn 30% cho nông nghiệp.

Chia sẻ về những khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng xanh từ các NHTM, song theo bà Đặng Huỳnh Ức My - đại diện Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa, thời gian qua, doanh nghiệp của bà vẫn vay được vốn từ các định chế tài chính quốc tế để sản xuất xanh. Bà My chia sẻ, việc tiếp cận với các nguồn vốn xanh từ các định chế tài chính quốc tế không quá phức tạp, chỉ cần có chiến lược dài hạn để triển khai hằng năm, từng bước cải tiến sản xuất hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh từ từ.

"Về tài chính xanh thì phải nói tới chuyện đầu tư dài hạn và bền vững nên các cấp và các định chế tài chính đang mong muốn tham gia làm sao để nó không phải là một khoản vay ngắn hạn mà được chiết khấu về lãi suất mà là một khoản vay cần sự kiên nhẫn về mặt đầu tư dài hạn. Bởi vậy, khi tiếp xúc với tài chính xanh thì nó không giảm phát thải tức thì mà đảm bảo lộ trình giảm từ 5-10 năm. Nếu chúng ta hoàn thành được thì sẽ được hưởng lợi từ chi phí tài chính đó",bà Đặng Huỳnh Ức My cho biết.

Theo chia sẻ mới đây của ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, hiện nay, các ngân hàng đã và đang đón đầu trong xu hướng phát triển xanh. Mặc dù bộ tiêu chí, khung pháp lý về tín dụng xanh chưa hoàn thiện nhưng vẫn có trường hợp các ngân hàng vẫn đánh giá hiệu quả và đã triển khai cho vay một số gói tín dụng xanh.

Tuy vậy, để phát triển lâu dài, vẫn cần có hệ thống tiêu chí sẽ làm nh bạch thị trường, giảm tối đa mức độ rủi ro, mở rộng tăng trưởng tín dụng. Khi có đầy đủ khung pháp lý, NHTM mới có thể đánh giá chính xác các dự án, hạn chế rủi ro. Bởi vậy, chính phủ đang từng bước hoàn thiện chính sách

"Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng Thông tư 17 về hướng dẫn quản trị rủi ro môi trường trong các hoạt động tín dụng xanh. Hiện nay gần như 100% các tổ TCTD đã xây dựng quy trình nội bộ về tín dụng xanh rồi. Và đã có 17 tổ chức tín dụng đã thành lập bộ phận chuyên môn, có con người chuyên quản lý về rủi ro tín dụng xanh", ông Nguyễn Đức Lệnh thông tin.

Ảnh nh họa

Các quốc gia trên thế giới làm tốt đều có vai trò hỗ trợ đắc lực từ nhà nước, khi đưa ra chính sách về chuyển đổi xanh thì đưa ra tiêu chí xanh làm nền tảng. Ở các nước trên thế giới, chuyển đổi xanh thông thường nằm trong ưu đãi tín dụng, mà ưu đãi thì phải nh bạch ở quy định.

TS Trần Du Lịch nhận định, nước ta cũng phải sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách: "Phía ngân hàng tuy có nỗ lực nhưng để tạo được hành lang pháp lý và hệ thống an toàn cho cả đối tượng vay, tổ chức tín dụng,… và những hỗ trợ nhà nước trong từng mảng một thì cần có một hệ thống chính sách đồng bộ hơn nữa như các nước đã làm. Chúng ta không thể làm rời rạc như hiện nay."

Tương tự, GS.TS Đỗ Văn Đại – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM kiến nghị,"Nhà nước cần sớm hoàn thiện bộ tiêu chí chung về chuyển đổi xanh cho cả ngân hàng – doanh nghiệp – nhà nước. Các tiêu cần rõ ràng để doanh nghiệp nhỏ cũng phải biết hoạt động nào là xanh, phù hợp với chuẩn mực của thế giới".

Sau khi có cơ chế, cần xây dựng hoàn thiện chính sách để ưu đãi về mặt lãi suất, thuế phí phù hợp để thúc đẩy chuyển đổi xanh. Sẽ có những trường hợp tiêu chí ngân hàng và đăng ký doanh nghiệp không trùng nhau nên cần có cơ chế giám sát. Thậm chí, trong tương lai sẽ cần phải có lĩnh vực pháp luật về xanh, chuyên gia hàng đầu về xanh hay cơ chế giải quyết tranh chấp về xanh./.