Làng hoa Thới An tất bật cho Tết

Nếu nhắc đến các làng hoa nổi tiếng, người ta thường nghĩ ngay đến Đà Lạt, Sa Đắc hay Mỹ Tho. Tuy nhiên, giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, có một làng hoa mang tên Thới An nằm ở quận 12, đã tồn tại và đẳm chất "hương đất tình người" trong nhiều thập kỷ.

Nhiều năm nay, khu đất trống rộng chừng 2ha phường Thới An, quận 12 được người dân tận dụng thuê trồng hoa tết, khi mà quỹ đất đô thị của TPHCM ngày càng co hẹp lại. Nơi đây hiện có hơn chục vườn hoa, được nhiều người dân gọi là “làng hoa Thới An quận 12”.

Làng hoa Thới An mang đến một không gian xanh mát, bình yên khác biệt hẳn so với các khu vực đông đúc khác trong thành phố.

Làng hoa Thới An mang đến một không gian xanh mát, bình yên khác biệt hẳn so với các khu vực đông đúc khác trong thành phố. Tại đây, những luống hoa đầy sắc màu được trồng trên những luống đất phì nhiêu. Với diện tích 2 hécta, nơi đây được xem làng hoa lớn nhất tại TP.HCM cung cấp hoa cho cả thành phố và các tỉnh lân cận.

Những ngày này, không khí lao động hối hả dễ thấy rõ, ai nấy đều đang chăm chút cho những vụ hoa rực rở nhất sắp sửa cung cấp cho khách hàng trong dịp Tết.

Chú Lê Phước Lâm (59 tuổi) – người đàn ông với làn da rám nắng, nụ cười đôn hậu đang tất bật với công việc bón phân, tưới nước cho những chậu hoa, chú chia sẻ: "Cũng như mọi năm, cũng cúc, mào gà, hướng dương, cúc thái, dừa cạn... Năm nay làm giống thuần chủng không có giống gì mới, không có giống gì mới của nước ngoài đưa về chỉ làm giống thuần chủng như mọi năm thôi".

Chú Lâm đang tất bật với công việc bón phân, tưới nước cho những chậu hoa

Một sáng cuối tuần, chúng tôi đến tham quan vườn hoa, tiếng cười nói của chú Lâm nhắc nhở thợ thầy chăm sóc hoa cho cẩn thận, thêm tươi vui trong nắng sớm: “Luống hoa mào gà tưới đậm nước, luống cúc vàng tưới phun sương thôi, cẩn thận không chừng giập hoa…”, Khác với những năm trước, năm nay hầu hết các nhà vườn đều chủ động giảm sản lượng do tình hình thời tiết thất thường trong cả năm.

"Thời tiết năm nay đến thời điểm này là không thuận lợi, đầu mùa thì còn đỡ đỡ. Mấy nay là bão rồi mưa suốt đến chăm sóc nó cũng hơi cực. Nghề nghiệp thì mình làm rồi kinh nghiệm cũng qua được thời tiết. Khoảng 10/12 âm lịch là hoa có thể ra thị trường rồi".

Những ngày này, không khí lao động hối hả dễ thấy rõ, ai nấy đều đang chăm chút cho những vụ hoa rực rở nhất sắp sửa cung cấp cho khách hàng trong dịp Tết.

Hiện làng hoa quận 12 có hơn chục hộ trồng hoa. Phần lớn họ là nông dân ở làng hoa Gò Vấp năm xưa, qua thuê đất trồng. Chú Lê Phước Lâm – gia đình có 3 đời trồng hoa chia sẻ: “Nghề trồng hoa để nuôi sống gia đình đòi hỏi sự cần mẫn và tình yêu nghề. Không chỉ phải làm việc sáng tối mà còn phải hiểu rõ tính chất từng loại hoa.”

"Khu này hồi xưa không có ai làm nghề này đây, tụi chú là từ bên làng hoa Gò Vấp qua đây. Từ khi bên đó không còn đất nữa mới qua bên này làm, đi Hóc Môn và có 1 số người đi Củ Chi. Nhà chú là làm nghề này từ đời ông bà đến giờ, đến chú là đời thứ 3 rồi".

Chúng ta thường thấy những chậu hoa kiểng rực rỡ trong các khuôn viên nhà, văn phòng hay những con phố ngập tràn sắc màu vào dịp lễ Tết. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp ấy là những giọt mồ hôi, sự kiên nhẫn và thậm chí là nỗi lo âu của những người nông dân gắn bó cả đời với nghề trồng hoa kiểng. Nghề trồng hoa kiểng có những thăng trầm không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, với tình yêu và sự kiên trì, những người trồng hoa kiểng vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Bởi đằng sau mỗi chậu hoa rực rỡ sắc màu, là cả một câu chuyện về sự vất vả, đam mê và khát khao chinh phục những thử thách cuộc đời.

"Cái nghề nông nghiệp mà nếu thuận buồn xuôi gió thì cũng được lắm, cũng sống được nuôi sống gia đình được. Có nhiều năm cũng thất thường do thời tiết, trái vụ rồi thị trường tiêu dùng của người dân cũng hạn chế bớt. Mệt mỏi với vấn đề này nhưng không làm nghề này thì biết làm nghề gì giờ tại cũng có tuổi rồi, có nhiều năm chú nản chú định bỏ nghề rồi đó, lớn tuổi rồi ra thị trường cũng không biết làm gì".

 

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, những chậu hoa kiểng tràn ngập trên các con phố, chợ Tết, và trong các gia đình, tạo nên không khí rộn ràng, ấm cúng. Tuy nhiên, đằng sau sự rực rỡ ấy là những mồ hôi, công sức và nỗi lo âu của người nông dân trồng hoa kiểng Tết với những thử thách trong việc đưa hoa ra thị trường đúng dịp Tết.

Có thể nói làng hoa Thới An không chỉ là một nơi trồng hoa, mà còn là một biểu tượng cho tinh thần của người Sài Gòn: cần cù, sáng tạo và thân thiện. Đây là một báu vật xanh cần được giữ gìn và phát huy, góp phần tô đậm thêm bức tranh phong phú của TP.HCM trong mùa xuân Tết 2025.

SỐNG Ở SÀI GÒN: Bức tranh Sài Gòn ngày cận Tết

Những ngày cận Tết, phố phường Sài Gòn thêm rôm rả. Đường phố Sài Gòn bất kể ngày đêm đều mang nhịp giao thông vội vã, nhịp sống khẩn trương, hối hả. Bức tranh hối hả những ngày cuối năm khẳng định thêm sức hút của Sài Gòn - vùng đất luôn có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp và nhịp sống ở đô thị sôi động làm người ta buộc ̀nh luôn ở thế phải vươn lên. 

Sài Gòn - TP.HCM những ngày cuối năm trời se lạnh, dường như để dung hòa độ nóng của nhịp sống phố phường.

Cuối năm ở Sài Gòn, người ta mê mẩn bởi vô số thứ rất hay ho.

Hàng loạt nhãn hàng đua nhau tổ chức những sự kiện rình rang với vô vàn chương trình ưu đãi hấp dẫn không lối thoát. Những đại nhạc hội ngoài trời với sự góp mặt của những ca sĩ top đầu, kèm theo đó là hàng ngàn bạn trẻ bốn phương kéo về say sưa hò hét cùng thần tượng của ̀nh

Những con phố thời trang như Lê Văn Sỹ, Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận hay Nguyễn Trãi, quận 5 rộn vang giai điệu mùa xuân, sản phẩm thời trang được trưng bày khoa học và bắt mắt, người xe lui tới nhiều vô kể, chẳng thiết chuyện ngày đêm.

Phố Ông Đồ khu vực nhà văn hóa thanh niên bắt đầu khởi động, mai vàng giăng khắp lối, tiểu cảnh cập nhật theo xu hướng từng năm cũng thay phiên được dựng.

Sài Gòn cũng có những khu phố chuyên bán đồ trang trí Tết, như tuyến Hải Thượng Lãn Ông hay chợ Lớn, quận 5. Nơi đây mùa Tết luôn rợp sắc đỏ tươi của vô vàn sản phẩm đặc trưng như: linh vật năm mới, bánh, lồng đèn, câu đối, bao lì xì.

Chợ hoa xuân các cấp từ quận huyện đến thành phố dần dần xuất hiện, không bõ lòng chờ đợi của du khách thập phương lẫn người dân thành phố

Bên cạnh vô số thứ hay ho của phố thị những ngày cuối năm, chạm ngõ tháng Chạp, vạn vật giữa Sài Gòn lại cũng mang trong ̀nh vẻ vội vàng, gấp gáp, như thể bằng mọi cách phải hoàn thành bằng hết những dở dang của năm cũ.

Các tòa cao ốc thường xuyên sáng đèn đến tận khuya, nhân viên văn phòng trắng đêm với hàng tá deadline đang chờ đợi. Đường sá luôn mang nhịp giao thông vội bởi những chuyến hàng cuối năm cần gấp rút hoàn thành. Dịch vụ cuối năm nhiều vô kể chứng tỏ người làm dịch vụ không nhiều lúc được ngơi tay. Các nhà ga, bến xe, sân bay cũng bộn bề người lui tới, bởi đây là đất khách của bao người.

Đó là cách vận hành của Sài Gòn – TP.HCM những ngày tháng Chạp, xô bồ, áp lực, náo nhiệt, đua chen và thu hút.

Người ta vẫn thích Sài Gòn vì đất này phóng khoáng và có nhiều trải nhiệm hay. Sống ở đất này, người ta được đi trước, đón đầu nhiều xu hướng. Được sống là ̀nh chẳng lo nhìn phải, trái, trước, sau. Được sống trong môi trường nhiều cơ hội tốt để định vị chính ̀nh.

Người ta cũng bị thu hút bởi đất này vì một điều hơi vô lí mang tên “áp lực bủa vây”. Nhìn cảnh Sài Gòn buổi cận Tết, dù muốn dù không chúng ta cũng phải đưa ̀nh hòa nhịp cùng guồng quay của phố phường, nếu không tiến về phía trước, đồng nghĩa chúng ta đang lùi lại, tuyệt nhiên không đơn thuần là giậm chân tại chỗ.

Sau tất cả, khẳng định Sài Gòn – TP.HCM là một thành phố mang nhiều sức hút, thu hút vì một môi trường sống năng động, có nhiều cơ hội và thách thức, là chốn dừng chân lí tưởng của những cá nhân ưa phấn đấu, luôn nỗ lực vươn mình.  

TIN YÊU

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của Châu Á. Ảnh: Báo Chính phủ

# Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xác định rõ tầm nhìn đến năm 2050 TP.HCM là đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững; trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc; người dân có chất lượng cuộc sống cao.

Đồng thời sẽ là hạt nhân của vùng TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ và là cực tăng trưởng của cả nước. Về mục tiêu tổng quát phát triển đến năm 2030, TP.HCM là đô thị toàn cầu, văn nh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo. 

# Trước tình trạng một số bệnh viện xuống cấp trầm trọng bao gồm Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, Sở Y tế TPHCM đề xuất ưu tiên nâng cấp, cải tạo, xây mới ba bệnh viện để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.  

Ngoài ra, TPHCM hiện có 7 bệnh viện được UBND giao quyền tự chủ tài chính nhóm 1 theo nghị định 60, nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về thành lập Hội đồng quản lý bệnh viện như thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Ngành y tế sẽ tham mưu ủy ban thí điểm Hội đồng quản lý đặt tại một bệnh viện trong thời gian chờ hướng dẫn cụ thể. 

# Ngoài hội Hoa Xuân thì Tết Ất Tỵ được tổ chức ở công viên Tao Đàn thì năm nay. TP.HCM sẽ có thêm 7 chợ Hoa Xuân cấp thành phố.

Trong 7 chợ Hoa Tết cấp thành phố có 3 chợ Hoa Xuân do Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh. TP.HCM chủ trì thực hiện sẽ được tổ chức tại Công viên 23/9 (quận 1); Công viên Lê Văn Tám (quận 1), Công viên Gia Định, (quận Phú Nhuận).

Các chợ Hoa Xuân tại Công viên bờ sông Sài Gòn, chợ Hoa Xuân “Trên dưới bến thuyền” (quận 8), chợ Hoa Xuân Bình Điền (quận 8) và chợ Hoa Phú Mỹ Hưng (quận 7) sẽ do các địa phương và một số doanh nghiệp thực hiện.