Làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối 2023 khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn?

Hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của VN đã lên tới 124%, mức cao nhất đối với các nước có thu nhập trung bình thấp. Vậy làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu?

Thông tin trong nước và quốc tế

Ảnh nh họa

# NHNN vừa ban hành Thông tư sửa đổi quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

# Mới đây, VCCI vừa có đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành quy chế kiểm tra khoản vay được hỗ trợ lãi suất 2% ngay trong năm nay. 

# Hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của VN đã lên tới 124%, mức cao nhất đối với các nước có thu nhập trung bình thấp.

Vậy làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu? 

Băn khoăn này cũng là bài toán mà Ngân hàng nhà nước cần tính toán để ổn định được an toàn hệ thống sau khi thị trường chịu tác động mạnh bởi sự cố SCB chưa từng có tiền ung trong năm 2022.

Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN phân tích: "Dấu hiệu lạm phát gia tăng rất đáng quan ngại, NHNN quan sát rất kỹ lạm phát cơ bản, lạm phát lõi, qua đấy thấy được áp lực của lạm phát, đặc biệt là lạm phát vòng 2 khi mà giá của các mặt hàng sẽ tác động đến CPI trong thời gian tới là rất dữ dội, đây là điều mà ngân hàng Nhà nước luôn kiên định để điều hành chính sách, hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô".

Bước sang năm 2023, NHNN cho biết, mục tiêu xuyên suốt là điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của dòng tiền, kiểm soát lạm phát. Từ mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đạt được mục tiêu của nội bộ ngành là duy trì sự hoạt động lành mạnh, ổn định của ngành ngân hàng.

# Thời tiết nồm ẩm ở Hà Nội khiến các loại máy hút ẩm, máy sấy quần áo được chọn mua nhiều, giá tăng nhẹ từ 5-10% so với năm ngoái; đồng thời, dịch vụ giặt là cũng đắt khách. 

Và thống kê cho thấy, do giá cả đắt đỏ, các chuỗi cửa hàng ăn uống chỉ chiếm thị phần doanh thu khoảng 5% trong nước, 95% còn lại thuộc về các nhà hàng, quán cà phê độc lập, doanh nghiệp gia đình. 

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, cả nước đã có hơn 95% người lao động quay trở lại làm việc. Ảnh: Người đưa tin

# Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, cả nước đã có hơn 95% người lao động quay trở lại làm việc. Nhiều địa phương có tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc cao như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2023 dự báo tình hình thế giới và trong nước vẫn tiếp tục có những khó khăn, thách thức nhất định ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động của chúng ta. 

Trong khi đó, theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, thị trường lao động của chúng ta chưa thực sự phát triển ổn định và bền vững trước những biến động cả bên trong và bên ngoài. 

"Nó đặt ra cho chúng ta một bài toán rất khó khăn liên quan đến đảm bảo cân đối thị trường lao động. Nhất là giai đoạn đầu có thể thiếu việc làm cục bộ vẫn tiếp tục xảy ra. Một bộ phận lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trọng điểm, nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến gỗ, linh kiện điện tử có thể tiếp tục thiểu việc làm mà chúng ta chưa thể là cân đối cung - cầu, điều chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác được", ông Quảng cho biết.

Cũng theo ông Quảng, chúng ta còn phải đối mặt với thách thức về chất lượng nguồn nhân lực và việc làm bền vững. Chúng ta phải đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu lao động, đảm bảo cung ứng lao động kịp thời và đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, kết thúc phiên giao dịch hôm qua (07/02), lực mua rất mạnh trên thị trường năng lượng đã kéo chỉ số hàng hoá MXV- Index tăng hơn 1,4% lên 2.372 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt mức 3.500 tỷ đồng.

Dầu thô đã ghi nhận phiên tăng rất mạnh. Cụ thể, dầu WTI kỳ hạn tháng 03 trên Sở NYMEX tăng hơn 4% lên mức 77,14 USD/thùng và dầu Brent tăng hơn 3,8%, chốt ở trên 84 USD/thùng.

Các nhà cung cấp dầu lớn và báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 2 từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đều cho thấy góc nhìn tích cực hơn đối với nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc, đã hỗ trợ cho giá.

Bên cạnh đó, phát biểu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã xoa dịu một phần lo ngại về việc dữ liệu lao động mạnh mẽ có thể thúc đẩy lãi suất tăng mạnh hơn. Điều này khiến Đồng Dollar Mỹ hạ nhiệt sau 3 phiên tăng liên tiếp cũng đã góp phần thúc đẩy lực mua trên thị trường dầu. 

Biểu tượng IMF tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

# Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến sắp nâng dự báo kinh tế toàn cầu lên 2,9%, tăng 0,2% so với dự báo hồi tháng 10 năm ngoái. 

# Ngoài ra, tháng 1 vừa qua, các số liệu về việc làm và sản xuất của các khu vực kinh tế lớn (như Mỹ, RU, Trung Quốc) đều cho thấy dấu hiệu khởi sắc.

# Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo khoảng 50% mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm nay sẽ là từ Trung Quốc.

# Ngoài ra, giới chuyên gia đánh giá, các biện pháp trừng phạt của phương Tây cho đến nay vẫn chưa tác động lên Nga như dự báo, vì giá thị trường đối với dầu Nga vẫn thấp hơn đáng kể so với mức giá trần.  

Thông tin thị trường chứng khoán

# Tâm điểm của TTCK Mỹ đêm qua thuộc về phát biểu của Chủ tịch FED tại CLB Kinh tế Washington. Mặc dù nhấn mạnh đến khả năng cần thiết sẽ tăng lãi suất cao hơn sau dữ liệu kinh tế khả quan nhưng việc ông Powell đề cập quá trình giảm lạm phát có thể bắt đầu đã tác động tích cực đến tâm lý NĐT.  

# Còn ở trong nước, chỉ số đang tạm thời cắt xuống dưới MA 20 ngày. Khối lượng đạt hơn 595,2 triệu đơn vị cho thấy lực cung gia tăng đáng kể trong ngắn hạn.

# Theo SSI Reseach, trong các phiên tới, khả năng chỉ số sẽ diễn biến theo 2 kịch bản. Trong kịch bản cơ sở, chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục giảm và tìm điểm cân bằng ngắn hạn quanh vùng nền 1.060–1.050 điểm. Khả quan hơn, chỉ số có thể sẽ nỗ lực hồi phục và hướng lại về MA 20 ngày.