Làm cách nào để thúc đẩy đầu tư công tạo động lực phát triển kinh tế?

Năm 2023, dự kiến vốn đầu tư công vượt năm 2022 hơn 100 nghìn tỷ đồng. Với những thách thức hiện tại, làm thế nào để thúc đẩy đầu tư công tạo động lực phát triển kinh tế?

Thông tin trong nước và quốc tế

Thủ tướng lập tổ công tác đặc biệt gỡ vướng mắc các dự án đầu tư. Ảnh: Đoàn Bắc

# Hôm nay (17/11), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định thành lập Tổ công tác 'gỡ vướng' cho doanh nghiệp bất động sản cho các địa phương doanh nghiệp

Còn Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa phê duyệt Quyết định 1415 trong đó đặt mục tiêu đưa hàng Việt có mặt ở kênh bán lẻ tất cả các quốc gia ký hiệp định thương mại.

# Không chỉ các ngân hàng nhỏ, ngay cả các ngân hàng lớn cũng đã tăng tốc trên đường đua lãi suất, lãi suất 8,5% đến hơn 9%/năm không còn quá hiếm.

# Nhưng ở chiều ngược lại với lãi suất cho vay tăng, nhiều người đang mua nhà trả góp phải chịu mức lãi vay nằm ngoài dự kiến, có thể đứng trước lựa chọn bán nhà.

# Với tình hình lạm phát và lượng tồn kho tăng cao, ngành dệt may Việt Nam đối diện rất nhiều khó khăn về giá và đơn hàng sụt giảm.

# Cùng chung khó khăn khách quan, khả năng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của ngành da giày có thể đạt 25 tỷ USD, các doanh nghiệp phấn đấu đạt 27 tỷ USD năm 2023.

# Petrolimex dự định điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận năm 2022 từ 3.060 tỷ đồng xuống 300 tỷ đồng, tương ứng giảm tới 90% so với kế hoạch ban đầu. 

# Và trong quý III vừa qua, chỉ có 3 doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết trên sàn có kết quả lợi nhuận tăng trưởng dương, phần còn lại sụt giảm, thậm chí thua lỗ.

Ảnh nh họa. Nguồn: AP

# Theo hãng AP, người dân Mỹ đang chuẩn bị cho Lễ Tạ ơn sắp tới với ước tính chi tiêu sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với năm ngoái. 

# Trong khi đó, Dubai dự kiến sẽ thu được số tiền lớn với việc tung một loạt chương trình xem World cup 2022 trên du thuyền với giá 20 nghìn đô la Mỹ. 

# Giới chức ngân hàng trung ương Anh cho rằng việc Anh rời Liên nh châu Âu (Brexit) đang làm tổn hại nền kinh tế nước này.

# Còn theo cơ quan quản lý Trung Quốc, tình hình tài chính của một số địa phương đang xấu đi, các ngân hàng suy yếu và quy định không đầy đủ là một số những rủi ro chính mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt.

# Năm 2023, dự kiến vốn đầu tư công vượt năm 2022 hơn 100 nghìn tỷ đồng. Với những thách thức hiện tại, làm thế nào để thúc đẩy đầu tư công tạo động lực phát triển kinh tế? 

Làm cách nào để thúc đẩy đầu tư công tạo động lực phát triển kinh tế?

Dự báo năm, 2023 sẽ đầy thách thức với suy thoái kinh tế và lạm phát trên toàn cầu có tác động không nhỏ đến kinh tế trong nước. Trong khi các động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng được dự báo sẽ có xu hướng suy giảm.

TS Nguyễn Tú Anh – Vụ trưởng Vụ kinh tế tổng hợp – Ban Kinh tế Trung ương phân tích: "Thứ nhất, việc lãi suất của đồng đô la lên cao làm cho đồng đô la lên giá và đồng thời nó làm cho dòng vốn có xu hướng quay ngược trở về Mỹ. Chính việc vốn vay quay về Mỹ nên việc chúng ta hấp thụ được, kiểm soát làm sao duy trì được dòng vốn nước ngoài vẫn chạy vào Việt Nam để tạo ra động lực kinh tế phát triển cũng là một thách thức".

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ có vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề thực hiện thành công nhiệm vụ giai đoạn 5 năm. Do vậy, Chính phủ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cao, trong bối cảnh các động lực khác của nền kinh tế sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tư công sẽ tiếp tục là trụ đỡ rất quan trọng quyết định thành công của mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.

Ông Nguyễn Minh Cường – kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Việt Nam phân tích: "Đầu tư công sẽ tiêu Chính phủ sẽ đóng vai trò là bệ đỡ, không những bệ đỡ mà đồng thời tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và bù đắp lại những cái mà động lực bị thiếu hụt bởi các lĩnh vực ví như công nghiệp dịch vụ. Nếu như không có động lực đầu tư công trong những tháng còn lại năm 2022 và 2023 thì rất khó để Việt Nam vượt qua khó khăn".

Còn theo ông Nguyễn Bích Lâm – Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê vai trò quan trọng nhất của vốn đầu tư công là vốn mồi cho nền kinh tế. Do vậy, đây là động lực rất quan trọng trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhiều bất trắc: "Đầu tư công có vai trò rất quan trọng còn mang tính vừa là vốn mồi cho tăng trưởng kinh tế. Bởi vì vốn đầu tư công là cái mà chúng ta có thể trong điều hành tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi tính toán là cho giai đoạn 2021-2025 nếu giải Ngân 1 đồng vốn đầu tư công dẫn dắt thu hút được 1,61 đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước cho nên tính lan tỏa dẫn dắt nó cao hơn so với giai đoạn trước".

Năm 2022 và 2023 khối lượng vốn đầu tư công giải ngân lớn hơn các năm trước. Với vai trò là động lực cho nền kinh tế trong 2 năm qua, nguồn vốn này đóng vai trò hết sức quan trọng trong hồi phục và tăng trưởng kinh tế. Năm 2023 để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tại Chỉ thị số 19 Thủ tướng đã yêu cầu cần xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm của năm 2022 và năm 2023, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực hiện cao nhất các mục tiêu tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư cho biết thêm: "Kế hoạch ngân sách và đầu tư công đã trình ra quốc hội với một lượng vốn năm 2023 rất lớn, cao hơn năm 2022 hơn 100.000 tỷ. Do vậy áp lực giải ngân lớn. Do vậy, công tác chuẩn bị từ sớm từ xa để làm sao bước sang năm 2023 là chúng ta có thể triển khai thực hiện được ngay và giải ngân được ngay là điều tốt nhất, để giảm nhẹ gánh nặng cũng như sức ép vào thời điểm cuối năm".

Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 cũng nêu rõ, phải nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, khắc phục hạn chế trong chậm triển khai thực hiện dự án đầu tư công, chậm giải ngân vốn đầu tư công. Không chỉ là giải ngân, yêu cầu của Quốc hội còn là phải sớm phân bổ số vốn còn lại của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn, báo cáo trước ngày 31/3/2023. Điều này có nghĩa, nếu không kịp thời phân bổ, một nguồn lực quý báu của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội sẽ bị bỏ phí, vì thế sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì động lực phục hồi kinh tế.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Nhịp hồi phục tiếp diễn trong phiên hôm nay. Đà tăng của thị trường khá vững khi vượt qua lực cung ở vùng giá cao trong phiên sáng và đẩy mạnh đà tăng trong phiên chiều. Đóng cửa với phiên tăng thứ 2 liên tiếp, chỉ số VNIndex đạt 969,26 điểm tăng 26,36 điểm (+2,8%) so với phiên liền trước.

Nhìn chung, thị trường duy trì hồi phục tốt ở tất cả các nhóm ngành, đặc biệt là các nhóm ngành đã giảm mạnh hơn thị trường chung trước đây như Bất động sản, Thép-Tôn mạ, Chứng khoán, Hóa chất, Cảng & Vận tải biển…Tuy vậy, tâm lý thận trọng khả năng đã quay lại khi cầu có dấu hiệu chững lại ở vùng giá cao khiến GTGD khớp lệnh trên HOSE đạt mức thông thường 9,1 nghìn tỷ đồng.

# Chuỗi mua ròng của khối ngoại nối dài và được đẩy mạnh. Khối ngoại mua ròng +1,5 nghìn tỷ đồng trên HOSE, tập trung ở nhóm Tài chính và Bất động sản.