Kịch bản cho giá dầu thoát khỏi khoảng giao dịch

Giá dầu liên tục đi ngang trong thời gian gần đây khi thị trường giằng co giữa những thông tin trái chiều. Tuy nhiên xét về trung hạn, giá dầu vẫn còn nhiều tiềm năng tăng vượt mức trước đị đại dịch COVID, đây cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng lớn n

Tổng sản xuất và nhập khẩu dầu thô Trung Quốc

Nhu cầu của Trung Quốc vẫn sẽ tăng

Trung Quốc đã đẩy mạnh năng suất các nhà máy lọc dầu từ nhiều năm trước. Theo ước tính của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), nhiều khả năng Trung Quốc sẽ soán ngôi trở thành nước có khả năng lọc dầu lớn nhất thế giới vào năm sau.

Tác động của các gói hỗ trợ kinh tế và kích thích tín dụng khiến cho Trung Quốc trở thành nước phục hồi nhanh nhất sau đại dịch COVID, gia tăng nhu cầu cho các mặt hàng năng lượng và thúc đẩy nhu cầu năng lượng của nước này.

Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc thắt chặt dòng tiền, các chính sách hỗ trợ mở rộng ngành hóa dầu vẫn sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu dầu thô. Ước tính năng suất lọc dầu sẽ tiếp tục tăng từ 17.4 triệu thùng/ngày năm 2020 lên 20 triệu thùng/ngày trong năm 2025.

Gia tăng nguồn cung từ Iran có thể không gây tác động tiêu cực nhiều như dự đoán

Theo OPEC ước tính, sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 2/2021 rơi vào khoảng 2.14 triệu thùng/ngày, thấp hơn nhiều so với con số 3.8 triệu thùng/ngày - mức sản xuất trước lệnh cấm xuất khẩu năm 2018.

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin Iran trong thời gian qua đã cung cấp một lớn lớn dầu cho Trung Quốc bất chấp các cấm vận và do đó số lượng dầu thực tế quay lại thị trường trong trường hợp lệnh cấm được dỡ bỏ có thể không tác động lớn như ước tính ban đầu.

Bên cạnh đó, các nước OPEC nhiều khả năng sẽ tiếp tục biện pháp hỗ trợ giá dầu, đặc biệt là Saudi Arabia. Ước tính mức giá dầu cần thiết để cân bằng ngân sách tài khóa 2021 của Saudi Arabia là 66 USD/thùng, trong khi con số tương tự của UAE là 70 USD/thùng.

Saudi Arabia có nhiều động lực để hỗ trợ giá khi ngân sách thâm hụt từ năm ngoái và nguồn thu chủ yếu của chính phủ vẫn đến từ dầu thô. Với tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận vẫn đạt 113% trong tháng trước, có thể thấy rõ OPEC vẫn đang rất thận trọng trong việc kiểm soát nguồn cung.

Theo thông tin từ phía Nga, Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ và các đồng nh (OPEC+) sẽ xem xét khả năng tăng sản lượng của Iran khi đưa ra các quyết định mới. Cuộc họp tiếp theo của OPEC+ sẽ diễn ra vào thứ Tư tuần sau ngày 1/6, trong đó thông tin quan trọng cần chú ý là tiến trình tăng sản lượng nhóm. Nếu không có gì thay đổi, OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 350,000 thùng/ngày trong tháng 6.

Xuất khẩu dầu thô của Iran nếu lệnh cấm được dỡ bỏ

Nhu cầu tiêu thụ năng lượng có thể tăng nhanh hơn dự kiến

Mặc dù có nhiều lo ngại về tình trạng thiếu hụt vắc-xin COVID khi Ấn Độ - công xưởng sản xuất vắc-xin thế giới phải phong tỏa vì đại dịch, tình hình vẫn có thể tiến triển khả quan do các nước lớn gia tăng sản xuất.

Chỉ trong vòng 2 tháng gần đây, tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyên góp 80 triệu liều vắc-xin trong khi EU cam kết sẽ chuyển 100 triệu liều cho các nước thu nhập thấp và trung bình. Con số này dự kiến sẽ tăng khi các nước lớn gia tăng sử dụng “ngoại giao vắc-xin” để duy trì tầm ảnh hưởng chính trị, đặc biệt khi Trung Quốc được cho là đã chuyển 270 triệu liều đến 80 nước trên thế giới.

Bên cạnh đó các tiến bộ trong kiểm soát dịch như bộ thử COVID-19 1 phút của Singapore và hộ chiếu vaccine tại châu Âu đang được đẩy mạnh để phục hồi ngành du lịch. Điều này có thể thúc đẩy phục hồi kinh tế và nhu cầu di chuyển giữa các nước.