Khi đại dịch thành tiểu dịch

Nhiều chuyên gia cũng như một số vị lãnh đạo và quan chức đại diện các cơ quan chức năng cho rằng đã đến lúc xem “đại dịch” COVID-19 chỉ còn là “dịch”, hay gọi bằng thuật ngữ chuyên môn là “bệnh đặc hữu”, bệnh “lưu hành”

Trước tiên cần hiểu đúng về khái niệm chuyên môn mà các chuyên gia đã đề cập. Theo Bộ Y tế, “Bệnh đặc hữu” hay “bệnh lưu hành” là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định.

Dịch được coi là bệnh đặc hữu hay bệnh lưu hành khi đạt một số tiêu chí cụ thể: có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh, tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh, bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định và tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Như vậy, khi coi COVID-19 là bệnh đặc hữu cũng đồng nghĩa sẽ không xem COVID-19 là đại dịch nữa mà coi như một bệnh lý chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh chuyên khoa thông thường.

Tại các cơ sở y tế, bác sỹ sẽ tập trung chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, giảm biến chứng, giảm tử vong

Thực tế, các số liệu ghi nhận thời gian qua cho thấy, số ca mắc COVID-19 mới thời điểm này đang tăng mạnh nhưng số trường hợp tử vong so với tổng số ca mắc thì ngày càng giảm theo cách bền vững.

Thống kê ngày 23/3 của Bộ y tế cho thấy, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.075 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tỷ lệ này giảm dần từ 2,4% xuống 2,2%, 1,5%, 1,2%, 1% và hiện tại là 0,5%. Với người dân ĐBSCL, tâm lý khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 cũng đã khác...

___

Mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe Kênh Podcast chuyên biệt đầu tiên về đời sống của người dân vùng đất phương Nam: "Chuyện Mekong" trên nền tảng thiết bị di động; bằng cách truy cập vào các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); sau đó gõ từ khóa: Chuyện Mekong.