Khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều trong 5 tháng đầu năm 2022

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 365.300 lượt người, gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu được Tổng cục Thống kê vừa công bố

Dù vậy, con số này vẫn giảm tới 95% so với cùng kỳ năm 2019, khi chưa xảy ra dịch COVID-19. Diễn biến này chưa như kỳ vọng trong bối cảnh ngành du lịch đặt mục tiêu cả năm đón khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế.

Ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng phòng Truyền thông - Marketing TST Tourist đề xuất: "Chúng ta đang có rất nhiều điều kiện, bao gồm hệ thống sản phẩm tour rất đa dạng, các địa phương đều có những sản phẩm tour, hoạt động kích cầu rất hấp dẫn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay cần có những hoạt động xúc tiến các nước mà chúng ta phải chủ động làm nhiều hơn như thông qua các kênh ngoại giao và có thể tiếp cận thông báo thông tin và cập nhật thường xuyên hơn những nội dung liên quan về những điểm đến của chúng ta đang hoạt động và đang có những chương trình tour hấp dẫn".

Khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều trong 5 tháng đầu năm 2022 (Ảnh nh họa)

Thông tin trong nước và quốc tế

# Một trong những nội dung quan trọng được thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV là Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo nhiều chuyên gia, trước thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng mạnh hơn trong nền kinh tế số, việc sửa đổi Luật là cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển các tài sản trí tuệ của nước ta trong giai đoạn mới. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:

# Hiện nay, việc chuyển đổi sang kinh tế số cần thực hiện mạnh mẽ… nhiều mối quan hệ kinh tế của chúng ta với nước ngoài về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, nếu chúng ta bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ thì có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Hôm nay, QH dành cả ngày để thảo luận về: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, kết quả thực hiện Nghị quyết số 42/2017về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. 

Ảnh nh họa

# Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam ước tính xuất siêu 516 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,24 tỷ USD. 

# Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,6%. 

# Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản trong 5 tháng đầu năm ước đạt khoảng 41,3 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu nông sản tăng gần 17%.

# Mặc dù vậy, nông dân vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi nhất khi giá vật tư đầu vào tăng phi mã, đặc biệt giá phân bón có loại tăng 250%. 

# Đóng cửa ngày hôm qua 31/05, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu đã kéo chỉ số MXV- Index quay đầu giảm 1,85%, xuống 3.029 điểm, kết thúc chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp của chỉ số này.

Trên thị trường nông sản, ngoại trừ mức tăng nhẹ 0,4% lên 386 USD/tấn của gạo thô, tất cả các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu còn lại đồng loạt giảm mạnh. Lúa mì Chicago giảm hơn 6%, đóng cửa ở dưới 400 USD/tấn. Lúa mì Kansas cũng giảm tới 5,6% xuống 428 USD/tấn. Mới đây, Ai Cập cho biết đã cấm tất cả các hoạt động kinh doanh mua bán lúa mì ngoài chính phủ cho đến cuối tháng 8 nhằm giải quyết nguồn cung trong nước.

Tòa nhà bị hư hại do xung đột tại Mariupol, Ukraine, ngày 17/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

# Các nhà lãnh đạo Liên nh châu Âu (EU) đã nhất trí cung cấp 9 tỷ euro cho Ukraine nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này trong bối cảnh xảy ra xung đột. 

# Giá dầu thô Brent có thể nhảy vọt lên ngưỡng hơn 150 USD/thùng nếu xuất khẩu dầu thô của Nga giảm mạnh trong mấy tháng tới đây - theo nhận định của ngân hàng Mỹ Bank of America. 

# Trung Quốc ngày 31/5 đã công bố một gói 33 biện pháp bao trùm các lĩnh vực tài chính, đầu tư và sản xuất để vực dậy nền kinh tế nước này sau thời gian thực hiện lệnh phong tỏa gắt gao. 

# Chính phủ Hàn Quốc ngày 30/5 đã công bố một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định đời sống cho người dân, trong đó sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu với 7 mặt hàng thực phẩm thiết yếu. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Thị trường Mỹ giảm trở lại trong ngày giao dịch cuối cùng của tháng 5. DJIA giảm 0,7%. S&P 500 giảm 0,6%. Nhóm năng lượng, Công nghiệp, Y tế là các nhóm đi xuống mạnh nhất khi đóng cửa. Như vậy, TTCK Mỹ kết thúc tháng 5 với biến động mạnh.

# Còn trong phiên hôm qua, chỉ số VN Index của TTCK Việt Nam đã đóng cửa tại 1.292 điểm chỉ giảm 0,1% so với phiên liền trước. Thanh khoản thị trường tăng nhẹ lên 14,2 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Riêng khối ngoại vẫn duy trì mua ròng +390 tỷ đồng.

Theo SSI Research, diễn biến chính của VNIndex hiện nay là dao động trong kênh giá 1.280-1.300 điểm. Nếu chinh phục cận trên 1.300 điểm, đà hồi phục của VNIndex sẽ được mở rộng lên vùng 1.328 điểm. Ngược lại, nếu VNIndex cắt xuống vùng cận dưới 1.280 điểm, chỉ số sẽ đối diện với rủi ro điều chỉnh trở lại với vùng hỗ trợ gần là 1.270-1.261 điểm.