Hốt bạc từ rơm

Sau thu hoạch, các đồng ruộng tại miền Tây thải ra hàng chục triệu tấn rơm. Trước kia, một số được dùng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm nấm, còn lại được phơi khô rồi đốt, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Còn giờ, nhiều nông dân đã tận dụng rơm để tạo ra nguồn thu nhập đáng kể.

Từ chỗ là nguồn chất đốt, thức ăn cho trâu bò hoặc đốt bỏ và là vấn đề lớn sau mỗi vụ thu hoạch lúa thì nay, rơm đã được bà con nông dân ền Tây lên đời tạo nên một nguồn thu nhập hái ra tiền ngoài việc bán lúa...

Trên những cánh đồng vừa thu hoạch xong lúa Đông xuân 2023-2024 ở ĐBSCL, việc cuộn rơm, mua bán rơm rất nhộn nhịp. Những chiếc máy cuộn, xe máy chở rơm len lõi trên các cánh đồng tạo nên không khí sôi động. Rơm được bó thành từng cuộn gọn gàng nặng từ 18-20kg. Rơm cuộn ra đến đâu được các lao động chất lên xe máy để chuyển ra kho. Mỗi xe sẽ chở từ 5-7 cuộn rơm, tùy đồng gần hay xa. Công việc tuy vất vả nhưng bù lại, người lao động có thu nhập khoảng 700.000 đồng/ngày trở lên.

Anh Thạch Anh Út, ở Hậu Giang đang điều khiển xe đi thu gom rơm, bày tỏ: Một xe cuộn rơm một ngày làm được 50 công ruộng. Theo rơm, rơm dày, rơm ít. Rơm dày 20 cuộn, rơm thưa thì khoảng 12 cục. Mình cho bò ăn, trồng rẫy, trồng gì đó. Cuộn gia công cho người ta, chở luôn là 13.000 đồng/cuộn.

Bà con nông dân cho biết, rơm cuộn được người dân các địa phương thu mua dùng làm thức ăn cho trâu, bò, làm nấm, ủ gốc cây ăn trái, rau màu, cải tạo độ phì nhiêu của đất và giúp cây phát triển tốt. Việc bán rơm cuộn vừa giúp các chủ ruộng có nguồn thu hoạch vừa tạo việc làm cho các lao động thời vụ theo nghề cuộn rơm. Họ thường làm theo đội từ khâu thu hoạch lúa, đến thu gom rơm và phát gốc rạ, tất cả được thực hiện bằng máy. Tổng cộng một đội khoảng 40 thành viên, mỗi người phụ trách một công đoạn.

Công việc tuy vất vả nhưng tạo được thu nhập khá cho bà con, anh Nguyễn Trường Giang, ngụ tỉnh Trà Vinh cho biết, nếu làm hết công suất, từ 10 giờ sáng đến khoảng 18 giờ, hết đồng này sang đồng khác, liên tục khắp các tỉnh ền Tây. Anh em trong đội của anh sẽ có nguồn thu nhập kha khá mỗi vụ mùa.

Anh Giang bày tỏ: Em là người chở mướn. Chở một ngày tùy có rơm. Có rơm thì chở được một ngày cũng 800 -900, tùy ngày. 5 cuộn hay là 7 cuộn, tùy gần xa. Xa thì chở 7 cuộn, gần thì mình chở 5. Tới mùa chở lại cho mấy người dân người ta nuôi bò đồ nè, gần gần nhà đồ đó.

Nông dân tăng thu nhập nhờ bán rơm cuộn (Ảnh: Báo Lao động)

Do nhu cầu tiêu thụ tăng nên rơm rất hút hàng vào mỗi vụ thu hoạch lúa với mỗi cuộn được bán ra khoảng 13.000 đồng, thậm chí cao hơn tùy vào điều kiện vận chuyển, số lượng nhiều hay ít. Bình quân mỗi ha lúa vừa thu hoạch xong còn thu thêm từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/ha từ bán rơm tươi vừa giảm bớt được chi phí vệ sinh đồng ruộng. Sau khi rơm được cuộn lại, chở về, phần gốc rạ sẽ được cắt, băm nhỏ bằng máy, chuẩn bị cho mùa vụ mới. Trong trường hợp chủ ruộng cho rơm để thương lái tự cuộn rơm thì sẽ được ễn phí phần chi phí cắt gốc rạ.

Theo tính toán của các chuyên gia ngành nông nghiệp, trong 1 tấn rơm chứa khoảng 7kg đạm, 1,2kg lân, 20kg kali, 40kg silic và 400kg carbon. Do vậy, việc đốt bỏ rơm rạ đồng nghĩa là bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Việc nông dân tận dụng phụ phẩm sau thu hoạch là rơm, hạn chế đốt rơm trên đồng ruộng, mang hết rơm rạ thừa sau thu hoạch ra khỏi đồng ruộng để làm sạch đất và cắt mầm bệnh của vụ mùa trước. Rơm cuốn thành cuộn sau đó vận chuyển đi tiêu thụ ở các các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và ra các tỉnh ền Đông để làm nấm rơm, ủ gốc cây, hoa màu hay làm thức ăn cho gia súc.

Bắt đầu trồng nấm rơm trong nhà từ năm 2021 và gắn bó đến nay chị Lữ Thị Nhật Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong ở huyện Phụng Hiệp cho biết rơm là nguồn nguyên liệu quý, hái ra tiền nếu sử dụng đúng: Xưa nay tập tình mình là xong vụ mình đốt rơm đi thứ nhất là ảnh hưởng tới môi trường rất nhiều thay vì mình dùng cái rơm đó mình đem đi ủ, làm nấm sau đó mình lấy giá thể đó mình nuôi trùng quế luôn, sau khi thu hoạch nấm rồi mình lấy rơm rồi chị mang ra ủ cho oai mục ra chị đi nuôi trùng quế còn rơm cuộn chị cho bò ăn. Nói chung chị làm như vậy thì sẽ có lợi cho nông dân người ta được nguồn thu từ rơm thay vì phải đốt bỏ.

Có thể thấy, ĐBSCL có nguồn rơm dồi dào, nhưng lâu nay phần lớn người dân đốt hoặc vùi vào đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí metan và khí thải nhà kính. Vì vậy, việc tận dụng rơm vào trồng nấm với các cách làm mới vừa giúp tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, vừa giảm ô nhiễm môi trường, tăng giá trị kinh tế cho nhà nông.