Hơn 200 tỷ đồng chống ngập QL 1 ở miền Tây

Nứt nẻ, bong tróc và ngập sâu. Nhiều năm qua, hình ảnh xuống cấp của tuyến QL1 qua địa phận của tỉnh Tiền Giang luôn khiến các bác tài… lắc đầu ngán ngẩm mỗi khi lưu thông qua đây.

Nứt nẻ, bong tróc và ngập sâu. Nhiều năm qua, hình ảnh xuống cấp của tuyến QL1 qua địa phận của tỉnh Tiền Giang luôn khiến các bác tài… lắc đầu ngán ngẩm mỗi khi lưu thông qua đây.

Bằng mắt thường, dễ thấy được những đoạn hư hỏng nặng kéo dài hàng chục, có nơi hàng trăm mét. Mỗi khi mưa xuống, lớp nhựa bong tróc trở thành các ổ gà đọng nước “bẫy” người đi đường.

Mật độ phương tiện đông đúc, đặc biệt quá tải vào các ngày cuối tuần, Lễ tết nhưng việc sửa chữa, khắc phục mặt đường hư hỏng được đánh giá khá chậm khiến người dân địa phương bức xúc.

Bà Lê Thị Kim Phượng, sống ven tuyến QL 1 thuộc xã Phước Thạnh, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang chia sẻ: “Mấy năm qua, ngập nhiều lắm, mỗi lần thủy triều lên, mưa to ngập kinh khủng lắm, xe chạy đâu có được đâu, mua bán bị ảnh hưởng. Nếu mà làm xong thì xe cộ lưu thông thuận tiện”.

Chỉ cho phóng viên các điểm ngập nước mỗi khi mưa to, triều cường dâng cao, người dân địa phương thở dài vì chứng kiến nhiều vụ tai nạn xảy ra. Ai nấy đều mong mỏi việc khắc phục các đoạn ngập nước được thúc đẩy để sớm thoát khỏi cảnh khổ sở triền ên.

Trong khi đó, Vĩnh Long cũng được đánh giá là một địa phương có các điểm ngập nghiêm trọng nhất. Đến hẹn lại lên, triều cường cộng thêm mưa lớn trái mùa luôn khiến cánh tài xế, người dân ám ảnh.

Nhiều đoạn trên tuyến QL 1 qua địa phận thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ngay từ sớm tinh mơ triều cường đã dâng rất cao. Có năm, triều cường ngập kéo dài hàng km, nơi sâu nhất cũng hơn 1 mét. Người thì nán lại chờ nước rút, người thì bạo gan cho xe băng qua điểm ngập.

Hậu quả, nhiều xe gắn máy, kể cả ô tô đều bị tắt máy phải chờ cứu hộ!

Không riêng gì Vĩnh Long, tại Cần Thơ, Sóc Trăng hay điểm giáp ranh Cà Mau và Bạc Liêu, ghi nhận Quốc lộ 1 có hơn 10 điểm lún, ngập nặng từ 20-50cm.

Thời gian qua, chính quyền địa phương và cơ quan chuyên trách đã nhiều lần đề xuất duy tu, nâng cấp và khắc phục các điểm này, đồng thời, nỗ lực giảm thiểu những thiệt hại liên quan.

Có thể kể đến như đảm bảo việc cứu hộ phương tiện ở các điểm ngập úng, khuyến cáo người dân thời gian và các điểm ngập cụ thể; vận động người dân gia cố bờ bao để bảo vệ lúa, hoa màu và vườn cây ăn trái.

Song, đây dều là việc làm mang tính “tình thế”, cần sớm giải quyết dứt điểm tình trạng ngập lụt do thuỷ triều gây ra...