Với người đàn ông này, sửa giày dép không chỉ là cái nghề để kiếm sống, mà còn là “nhịp cầu” lan tỏa yêu thương, giúp cho chặng đường mưu sinh của những mảnh đời xuôi ngược bớt nhọc nhằn, vất vả.
Nép mình trong một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3, TP.HCM) là tiệm sửa giày dép của anh Huỳnh Thanh Tuấn (48 tuổi). Tại đây, hơn 20 năm qua, người lao động nghèo, người khuyết tật được sửa chữa giày dép ễn phí.
Anh Tuấn quê gốc ở Ninh Thuận nhưng sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Thuở nhỏ, trên đường đến trường, đi ngang tiệm sửa giày dép trên vỉa hè, ông chủ tiệm thường cười đùa bảo anh: “Sau này, nếu không đi học nữa thì đến đây ông truyền nghề cho”.
Những tưởng chỉ là câu nói bông đùa, trêu ghẹo nhưng không ngờ, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhận thấy mình không có duyên với con đường học vấn, anh Tuấn xin ba mẹ theo người chủ ấy học nghề sửa chữa giày dép.
Nói về cơ duyên treo bảng "Tuấn - Nhận sửa giày dép ễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị”, anh chia sẻ: “Cơ duyên mình sửa giày ễn phí cho các anh chị vé số, xích lô ba gác, người khiếm thị thì hồi xưa mình ngồi học nghề với sư phụ, thời đó còn bao cấp khó khăn lắm. Mình thấy những cô bé, những anh chị vé số, xích lô, ba gác… nhiều người họ mang đôi dép mòn tới gót chân luôn mà chưa có tiền để mua đôi dép mới. Từ đó, mình có suy nghĩ: sau này, học nghề xong, nếu mà thành nghề thì mình sẽ làm ễn phí cho các đối tượng đó”.
Ngót nghét 3 năm học nghề, năm 1998, anh Tuấn "tốt nghiệp" và mở tiệm nhận sửa giày dép gần khu vực chợ Bàn Cờ, quận 3. Đến năm 2000, anh bắt đầu hoàn thành tâm nguyện thuở trước của mình - tấm bảng với dòng chữ "Tuấn - Nhận sửa giày dép ễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị” được dựng lên trước cửa tiệm.
Kể từ ngày đó, tấm bảng như dang tay đón tiếp những mảnh đời khó khăn, những vị khách không lành lặn. Nhiều người xung quanh bảo anh là “gàn dở”, lo chuyện "bao đồng", thế nhưng với tấm lòng cảm thương sâu sắc dành cho những người lao động nghèo, người khuyết tật, anh Tuấn bỏ ngoài tai những lời châm chọc, vẫn duy trì công việc tử tế này hơn 20 năm qua.
Với anh Tuấn, những nụ cười, lời cảm ơn hay vài trái cam, tờ vé số – “tiền công” những người lao động nghèo, người khuyết tật gửi tặng anh còn quý giá hơn rất nhiều so với số tiền anh thu lại từ việc làm nghề.
“Mình thấy nhiều mảnh đời cực khổ lắm, những đôi giày họ nhờ sửa giá trị nó thấp lắm nhưng mà mình cũng cố sửa để cho họ có cái mang, họ đi buôn bán. Sau khi nhận lại, họ cám ơn mình ríu rít. Có những anh chị bán trái cây, người ta cũng cảm ơn mình, cho mình lại những cái cây mà người ta bán, kiểu như còn sót. Mấy anh chị vé số cũng cho vé số… mình không lấy, họ ép hoài nên mình nhận cho họ vui. Khi mà giúp được người ta, mình thấy cái nghề này cũng vui, người ta nhận lại sản phẩm mình sửa lại cho họ, mình thấy họ vui, niềm vui của họ cũng như là của mình, mình cũng vui theo”, anh Tuấn chia sẻ.
Cứ như thế, hơn 20 năm qua, đều đặn mỗi ngày từ 7h30 đến 17h30, anh Tuấn ệt mài “hành nghề” sửa giày dép nơi góc phố Nguyễn Thiện Thuật. Anh nhận sửa đủ mọi loại giày nam nữ, từ giày da đến giày thể thao, chủ yếu là khâu vá và dán đế giày.
Bên cạnh việc sửa giày dép ễn phí cho người thu nhập thấp, người khuyết tật, anh Tuấn cũng dành thời gian “tân trang” lại những đôi giày, dép cũ của các “mạnh thường quân” mang đến gửi tặng, để tặng lại cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Song song đó, anh cũng dạy nghề ễn phí cho các em nhỏ lang thang, cơ nhỡ, có hoàn cảnh gia đình khó khăn…
Tấm lòng hết mình với người nghèo, người khuyết tật là thế, nhưng mấy ai biết được hoàn cảnh éo le của người đàn ông này. Hơn chục năm qua, anh phải sống trong cảnh “gà trống nuôi con”. Việc sửa giày dép, ngày trước đông khách thì kiếm được khoảng 200.000 – 300.000 đồng, gói ghém cũng tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình. Nhưng từ sau dịch Covid 19 đến nay, công việc cũng gặp nhiều khó khăn.
Song, anh chưa bao giờ có ý định bỏ nghề sửa giày dép cũng như gác lại việc sửa, tặng ễn phí cho những người khó khăn, người khuyết tật. Cả cuộc đời chèo chống để trụ vững với nghề, không chỉ vì mưu sinh, vì “ếng cơm manh áo” mà hơn hết là lòng yêu nghề, anh biết ơn cái nghề đã cưu mang anh nơi chốn phồn hoa và giúp anh có “cơ hội” giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những mảnh đời kém may mắn:
“Thật sự, nghề này nó thấm vào máu rồi. Mình làm từ nhỏ đến giờ năm nay mình gần 50 tuổi rồi, mình rất yêu nghề, không bao giờ bỏ nghề nghiệp của mình. Cái nghề này chết mang theo. Mình vẫn duy trì việc mình làm từ thiện cho anh chị vé số, xích lô, ba gác này nọ… đến chừng nào mình không làm nổi nữa thì thôi. Mình thấy khả năng mình không có tiền như bao người khác thì mình sửa giày ễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác … giúp cho mấy anh chị đó phần nào trong cuộc sống cũng đỡ cho người ta. Nói chung là nó mang niềm vui trong cuộc sống hằng ngày cho mình”, anh Tuấn nói.
Và giữa dòng xe cộ tấp nập hằng ngày, có một góc nhỏ bình lặng và âm thầm trên đường Nguyễn Thiện Thuật, người ta lại thấy hình ảnh người đàn ông đã gần 50 tuổi với tấm bảng quen thuộc "Tuấn - Nhận sửa giày dép ễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị”. Dòng chữ sưởi ấm biết bao trái tim người khó khăn, người khuyết tật trong hơn 20 năm qua và còn nhiều nhiều năm về sau nữa....
SỐNG Ở SÀI GÒN: Sài Gòn nhắc nhau..!
Sài Gòn được người dân tứ xứ ngợi ca là mảnh đất hào sảng, nghĩa tình, con người thân thiện, phóng khoáng, nghĩa hiệp,… Trong đó, việc nhắc nhở người trên phố gạt chân chống xe, kéo khóa ba lô, mở đèn xe ban tối hoặc coi chừng đồ sắp rơi… không còn gì là xa lạ.
Tôi có một người bạn từ ền xa đến TP. HCM du lịch tự túc kể rằng, anh khá ngạc nhiên và cảm thấy thú vị khi một lần tung tăng dạo phố Sài Gòn trên chiếc xe máy (thuê dịch vụ), anh được người đi đường nhắc nhở gạt chân chống xe bởi tính lơ đễnh của mình và không ngồi quen xe. Mặc dù đã đọc những câu chuyện tương tự trên báo nhưng khi trở thành người được nhắc, anh mới cảm thấy ấm lòng, thấm thía bởi sự nhiệt tình, thân thiện của người Sài Gòn.
Bởi anh biết mình có thể gặp nguy hiểm khi xe đi qua các khúc cua, đường giao cắt, lên xuống dốc hay đường gập ghềnh vì xe rất dễ bị ngã nhưng vẫn hay quên. Đôi lần được nhắc nhở như thế, anh tự tán thưởng và đưa ra kết luận “đây không phải ngẫu nhiên, mà là văn hóa của người Sài Gòn!”
Tôi đồng ý với suy nghĩ của anh bạn. Bởi giữa muôn vàn văn hóa đan xen đa sắc màu phải ở thành phố này ít thời gian mới có thể cảm nhận trọn vẹn, thì “văn hóa đi đường nhắc nhau” lại chẳng cần phải ở Sài Gòn quá lâu mới nhận ra. Khi đi trên đường, sự lơ đễnh của bất kỳ ai như việc quên gạt chống chân, hở khóa ba lô/túi xách, để áo rũ dễ mắc vào bánh xe, không mở đèn xe buổi tối hay quên tắt đèn xi nhan…, thì đều sẽ được người đi đường nhắc nhở.
Lời nhắc nhở thường rất nhanh gọn và rõ ràng. Giọng điệu có khi nhẹ nhàng, đôi lúc khẩn trương, thỉnh thoảng nghe ra cả sự nài nỉ… “Gạt chân chống anh ơi!” , “Chị ơi, tắt đèn xi-nhan!”, “Gói đồ sắp rớt kìa em!”… Cũng có người kiên nhẫn đi song song và nhắc nhở liên tục cho đến khi người được nhắc sửa lỗi rồi mới vụt đi… Họ nhắc một cách vô tư, chỉ sợ người quên gặp nguy hiểm mà không còn suy nghĩ gì khác. Họ nhắc nhở với tâm thế, tấm lòng như lo lắng cho chính mình hoặc người thân của mình vậy.
Người nhắc xong lại hòa vào dòng người, dòng xe cộ đang mải ết ngược xuôi. Nhiều người chẳng kịp hoặc chẳng cần nghe lời cảm ơn đã mất hút. Và nhiều khi, người được nhắc nhở cũng không kịp nói lời cần nói, chỉ gật đầu hoặc mỉm cười thiện cảm nhìn theo dấu xe thay cho lời cảm ơn. Và dù là ai thì cả hai đều có một niềm vui nhỏ bé, kéo dài không lâu nhưng đủ để lòng mình cảm thấy nhẹ nhõm, thảnh thơi và ấm áp.
Những việc ấy tuy thật nhỏ bé, giản dị nhưng lại có sức lan tỏa và lây lan ghê gớm. Khi người được nhắc trước đây lại trở thành người cảnh báo nguy hiểm, nhắc nhở người đi đường khác ở hiện tại. Những đáp đền tiếp nối dễ thương ấy trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống đô thị Sài Gòn; khiến những người xa lạ trên phố có thể tìm thấy khoảnh khắc gần gũi, quan tâm nhau trong một lần chạm giữa vô vàn cuộc đời song song. Cuộc sống vì thế cũng trở nên thi vị hơn với những câu chuyện kể về cái gạt chống xe, chiếc đèn xi-nhan hoặc một bịch đồ sắp rơi… như người bạn phương xa của tôi nói về Sài Gòn.
TIN YÊU
# Vừa qua, Công an TP Hồ Chí Minh, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội Bộ Công an đã phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ liên quan, tổ chức cấp thẻ căn cước cho 312 trường hợp bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức (TP Thủ Đức).
Do đặc thù các trường hợp cần lấy thông tin tại địa điểm trên khó tiếp xúc, hạn chế hành vi, không có người đại diện theo pháp luật… công an thành phố đã phối hợp các đơn vị, khai thác thông tin từ người bệnh tâm thần, trích xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để có cơ sở giải quyết.
Với quyết tâm đi tìm định danh cho người yếu thế, Công an TP.HCM sẽ tiếp tục cùng các đơn vị liên quan, phấn đấu sớm hoàn thành việc cấp thẻ Căn cước đối với các nhân khẩu đặc biệt đang cư trú tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ khác trên địa bàn thành phố.
# Sau khi "Ngân hàng Gen - ADN liệt sĩ chưa xác định được danh tính" chính thức được Bộ Công An và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ra mắt. TP.HCM là địa phương đầu tiên của cả nước tiến hành thu thập mẫu ADN thân nhân của liệt sĩ chưa xác định danh tính.
Chương trình do Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.HCM chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và xã hội TP.HCM, Trung tâm Gen thực hiện cho hơn 40 gia đình là thân nhân liệt sĩ hy sinh trong các cuộc kháng chiến, chưa xác định được danh tính.
Từ cơ sở định danh theo đề án 06 của chính phủ, thân nhân các liệt sĩ sẽ được xét nghiệm máu để giám định ADN hoàn toàn ễn phí. Kết quả sẽ được thông báo đến thân nhân sau 14 ngày làm việc. Mẫu ADN sẽ đồng thời được lưu trữ trong ngân hàng Gen để sẵn sàng cho việc xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Thân nhân gia đình liệt sĩ trên địa bàn TP có thể liên hệ với Phòng Lao động thương binh xã hội tại địa bàn để đăng ký tham gia chương trình.
# Trung tâm kiểm soát không lưu TP.HCM có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 2/2024 theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của Bộ GTVT. Đến nay, nhà thầu đã vượt tiến độ 53 ngày so với mốc thời gian dự kiến khi ký hợp đồng.
Ông Nguyễn Công Long, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết: công trình đã làm lễ cất nóc, liên danh nhà thầu đang thực hiện đổ bê tông sàn mái tầng 6 tòa nhà điều hành. Dự kiến, toàn bộ phần xây dựng công trình và thiết bị kết cấu sẽ hoàn thành ngày 18/4/2025. Các hạng mục lắp đặt thiết bị chuyên ngành quản lý bay sẽ hoàn thành trong tháng 12/2025.
Sau khi hoàn thành, Trung tâm kiểm soát không lưu TPHCM sẽ đảm nhận toàn bộ vùng thông báo bay TP.HCM (FIR/HCM), vùng trời phía Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào.