Hiểu biết để vượt qua thách thức của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực

Trước cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư của Việt Nam khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), để có thể tận dụng được các cơ hội, các đối tượng liên quan, mà cụ thể nhất là cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải hiểu biết về các cam

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Cơ hội và cũng là thách thức đầu tiên được chỉ ra, đó là: khi Hiệp định RCEP có hiệu lực sẽ tạo ra các ưu đãi thuế quan nhiều nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và các thành viên khi được áp dụng quy tắc xuất xứ nội khối, nhưng với hơn 95% doanh nghiệp của Việt Nam và nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ thì để hiểu và tận dụng được các ưu đãi này cũng không hề dễ dàng.

Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận: 'Tôi lấy ví dụ doanh nghiệp VN ngoại ngữ thì hạn chế, khi muốn XK sang thị trường thì thông tin – ở đây không phải là thông tin chung chung mà đòi hỏi phải rất là cụ thể, từ thị hiếu của người tiêu dùng đến các thủ tục.

Một cái quan trọng nữa mà DN đặt ra là đầu tư và đầu ra, họ sẵn sàng đầu tư nhưng chi phí phải bỏ ra, quy mô liệu có thể tăng đủ để XK hay làm thế nào để XK, hay làm thế nào để XK, có cơ hội để XK hay không…

Không thể phủ nhận thời gian qua Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng cũng tuyên truyền nhiều về các hiệp định, nhưng nhận thức về các FTA của nhiều DN vẫn còn rất hạn chế…'

Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp định RCEP cũng mang lại sức ép cạnh tranh hàng hóa cho Việt Nam: Lợi ích của RCEP chủ yếu nằm ở câu chuyện hài hòa các quy tắc về xuất xứ và thuế quan. Vì vậy, để tận dụng được, doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu để đáp ứng quy tắc xuất xứ cho tốt nhất. Thứ 2 là khả năng RCEP sẽ tạo ra cạnh tranh mạnh hơn. Ở đây tôi muốn nói cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước đâu mà cạnh tranh ở cả trong thị trường RCEP. Ví dụ như hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản là họ chưa có hiệp định thương mại tự do – FTA, nhưng với RCEP họ sẽ có thương mại tự do..

Dưới góc độ quản lý nhà nước về hoạt động thương mại quốc tế, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương chỉ ra những thách thức lớn hơn, thậm chí là “nguy cơ” gian lận xuất xứ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực: 'Đây là điều mà chúng ta cũng thấy rằng vừa qua Chính phủ và các bộ ngành và các hiệp hội cũng đã có các cảnh báo rất nhiều, và Chính phủ cũng đã đưa ra Đề án 824 để nâng cao mức độ cảnh báo cũng như là xử lý các vi phạm về gian lận xuất xứ. Trong Hiệp định RCEP thì chúng ta cũng thấy rằng những quốc gia - đặc biệt như Trung Quốc có nguồn cung nguyên liệu rất lớn, mà hiện nay thì nguy cơ – mà cúng ta gọi là chuyển tải bất hợp pháp, “đầu tư tráng men”, hay gia công đơn giản để lấy xuất xứ Việt Nam là một nguy cơ có thật.

Theo các chuyên gia, việc tham gia vào bất kỳ Hiệp định thương mại tự do nào với những thành viên có trình độ kỹ thuật cao hơn cũng sẽ là thách thức lớn đối với các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi mình, coi trọng đầu tư công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Xe chờ thông quan hàng hóa tại bãi xe cửa khẩu Tân Thanh. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)

Thông tin tài chính, kinh tế 

# Sáng nay, tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã đề xuất để Quốc hội xem xét gói phục hồi, phát triển kinh tế gần 350 nghìn tỷ trong 2 năm. 

# Và mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có yêu cầu các địa phương cần sớm khắc phục ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc. 

# Tổng cục Thống kê dự báo, năm 2022 Việt Nam hoàn toàn có niềm tin để đạt mức tăng trưởng GDP từ 6-6,5%. 

# Ngoài ra, theo các chuyên gia, lạm phát năm nay sẽ thực hiện “trong tầm tay”, khoảng từ 2-3%, thấp hơn mức 4% Quốc hội đề ra. 

# Giá vàng trong nước vừa trải qua năm 2021 với xu hướng đi lên chiếm ưu thế, tăng tổng cộng khoảng 5,5 triệu đồng/lượng. 

# Còn với lĩnh vực BĐS, nhiều chuyên gia cho rằng, tình trạng sốt đất sẽ khó có thể xảy ra vào năm 2022, khi thị trường đã dần ổn định. 

# Ngành Công Thương Hà Nội, TPHCM cho biết, đều đã chuẩn bị nguồn hàng dồi dào để phục vụ người dân mua sắm cho dịp Tết sắp tới. 

# Còn các DN điện máy nhận định, xu hướng chung tới giữa năm 2022 là cắt giảm chi phí, đẩy mạnh bán hàng online và giảm giá sốc, để nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho. 

Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở thủ đô Washington D.C. Ảnh: oanda

# Dự kiến, hơn hai tháng nữa Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ ban hành đợt tăng lãi suất đầu tiên trong ba năm. 

# Và trong năm 2021, các cty Trung Quốc đang thống trị các lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất pin và xe điện, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đang vật lộn để bắt kịp cuộc đua này.

# Đáng chú ý, Apple vừa trở thành DN Mỹ đầu tiên đạt giá trị vốn hóa 3.000 tỷ USD, cho thấy sự phát triển của ngành công nghệ trong đại dịch. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# TTCK Việt Nam khởi động năm 2022 thuận lợi bằng một phiên đầy phấn khởi. chỉ số VNIndex tăng 27,3 điểm (+1,82%) lên 1.525,58 điểm và thiết lập đỉnh lịch sử mới về điểm số. Các cổ phiếu tác động mạnh mẽ nhất lên chỉ số bao gồm VIC, VHM, GAS, CTG, SAB…

# Nhóm Bất động sản, nhóm Xây dựng và nhóm Vật liệu Xây dựng hưởng ứng mạnh mẽ nhất từ các nội dung về đầu tư công được thảo luận trong kỳ họp bất thường của Quốc hội.

# Theo SSI Reseach, Khối ngoại mua ròng trong phiên này và có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp. GT mua ròng trên HOSE tăng lên mức 432 tỷ đồng./.