Hà Nội sống và yêu: Thợ khóa vỉa hè phố cổ

Thợ khóa là nghề khá lạ, vừa giúp người mở khóa, “phá” khóa vừa chế ra những chiếc khóa tốt nhằm chống lại kẻ gian. Cái nghề tưởng chừng như mai một trong nhịp sống hiện đại.

Nhưng đầu phố Lương Văn Can cắt Hàng Gai vẫn có những người cần mẫn giữ nghề. Một phần mưu sinh. Một phần họ cũng góp phần làm sinh động không gian văn hoá nơi phố cổ. 

BÊN DÒNG THỜI GIAN 

Ắt hẳn ai đã từng đi qua con phố Lương Văn Can cắt với Hàng Gai đã từng nhìn thấy hình ảnh những người thợ khoá vỉa hè phố cổ. Dù nắng hay mưa, họ vẫn đều đặn mang “cửa hàng nhỏ” của mình ra phố mưu sinh. Nếu tính bằng thập kỷ thì ông Hoàng Trọng Xuyên (67 tuổi) đã có hơn 5 thập kỷ ngồi chữa khoá ở đây:

"Tôi làm 56 năm nghề khoá ở đây. Trước ở số 10 ngõ Hàng Hành, mang tiếng phố cổ nhưng nhà mình chật lắm, bé lắm. Từ ngày 10 tuổi độ năm 67-68, chiến tranh ở đây nó bắn phá ầm ầm mình vẫn ngồi tại đây. Ngày xưa phố này tiếng là phố khoá. Ngày ấy mọi người hay ra nên làm được.

Ngày xưa chỉ có mỗi cái dũa, cái đục, cái búa thôi, đơn giản lắm. Bây giờ thì nó vẫn là những đồ đấy thôi nhưng mình làm được trên máy. Giả dụ mình cắt những cái chìa này chọc vào cái nó chạy đúng luôn, khách về mở được luôn người ta cũng thích chứ. Trước kia khách dũa 10 cái thì mất cả buổi chiều còn giờ thì chỉ độ 10 phút là xong".

Ảnh nh họa: TTH

Khoá sắt làm theo kiểu truyền thống có từ xa xưa. Những ổ khoá hiện đại hơn là do người Pháp đưa vào Việt Nam. Có thể kể đến như khoá có ổ, khoá bấm và nhiều kiểu khác nữa. Người thợ sửa khoá là nhân tố quan trọng mỗi khi khoá hỏng.

Hà Nội có những làng có thợ sửa khóa nổi tiếng từ rất lâu. Không rõ từ bao giờ, nhưng họ đã đi khắp các con phố Hà Nội và rồi chọn phố cổ là nơi dừng chân. Chia sẻ của nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến:

"Ở Hà Nội có những làng có thợ sửa khoá nổi tiếng từ rất như làng Tự Chúc, Kinh Khoát, Ngọc Hồi, Văn Điển nằm ở phía Tây nam Hà Nội. Những làng này có nghề truyền thống từ bao giờ thì không rõ, nhưng hàng ngày họ xách chùm chìa khoá mẫu (chìa khoá mộc) đi lang thang trong các phố.

Từ ban đầu họ đi rao, rồi họ ngồi 1 chỗ ở phố Hàng Bút, Hàng Đồng sau đó họ chuyển ra rất nhiều nơi khác trong đó có phố Lương Văn Can. Nghề này rất lạ và mới hơn so với nghề khác. Nhưng nó là nghề đòi hỏi hiểu biết về kim loại, về cơ khí và có khả năng phán đoán khoá ấy kết cấu kiểu gì. Do đó chỉ một số người làng Tự Chúc, Tư Khoát, Ngọc Hồi, Văn Điển là họ làm cái nghề này".

Trên con phố Lương Văn Can ngày nay, ba người thợ ngồi sát nhau trên vỉa hè phố cổ đã hơn nửa thế kỷ, đều là dân gốc ở các phố hàng. Họ vẫn giữ nét hào hoa của người phố cổ. Không bao giờ có chuyện tranh giành khách ở đây. Và cũng thật tài tình lượng khách mỗi ngày dù đông hay vắng, ít hay nhiều đều được dàn đều cho ba người thợ.

Ảnh nh họa

Vỉa hè quá chật nên đồ nghề được người thợ khoá nhét mỗi nơi một thứ. Gian hàng chỉ đủ để người thợ đặt một tủ kính nhỏ và một ghế ngồi. Những hàng sửa khoá này len vào khoảng giữa những cửa hàng cửa hiệu san sát nhau trên phố:

"Đây thì chỉ độ hơn 1 mét vuông chứ bao nhiêu. Mình ngồi như này là gọn nhất rồi. Mọi nơi vỉa hè rộng thì ngồi thoải mái. Đây vỉa hè bé khách vào nếu làm nhiều cũng phải hẹn người ta nửa tiếng, một tiếng quay lại lấy vì không có chỗ đỗ".

"Ngày xưa dọc hai bên đường làm gì có cửa hàng. Thực ra toàn bờ tường hết làm gì có dân buôn bán đâu. Về sau phát triển bắt đầu người ta phá vách ngăn mở cửa trước thành ra cửa hàng".

"Ngày xưa không có cửa hàng thế này đâu. Đa số ngày bao cấp người ta toàn đóng cửa đi làm nhà nước hết. Mình cứ ngồi ở đây vắng không ý mà".

Nghề sửa khoá theo thời gian cũng thăng trầm. Những người thợ khoá từng nức tiếng khu phố hàng nay cùng sự biến đổi của công nghệ và nhu cầu của thị trường chỉ còn túc tắc kiếm cơm. Thứ khiến người thợ khoá vẫn ngồi đây mỗi ngày, lắm khi chẳng phải vì vài trăm bạc tiền công mà là cái không khí đường phố, là sự thân thuộc gắn bó của họ với khu phố cổ:

"Ra đây mình nhìn đời là thứ nhất, thứ hai là trò chuyện với khách vui. Chứ mình ở nhà suốt xem vô tuyến cả ngày thì cũng dễ thành dở hơi lắm".

"Nghề khoá thì không bao giờ thất nghiệp được".

"Mai một thì không mai một đâu, nó sẽ tồn tại mãi nhưng kiểu như nó sẽ cao cấp hơn".

Ảnh nh họa

Thật vậy, phải đến khi nào xã hội đạt đến độ văn nh không cần khoá nữa thì nghề này mới không còn. Những người thợ khoá vỉa hè phố cổ theo thời gian đã cùng với các nghề khác như tiện, rèn, làm dấu… tạo thành một phố nghề nhưng không có cửa hàng ở khu vực phố cổ. Nhận định của nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến:

"Về mặt văn hoá nó đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của một đô thị, đáp ứng nhu cầu của người dân. Và 1 góc độ khác tuy rằng họ ngồi ở vỉa hè nhưng họ rất cần thiết và quan trọng đối với đời sống khu vực phố cổ nói riêng và Hà Nội nói chung. Nó cũng làm mở rộng thêm các phố nghề ở khu vực phố cổ. Nó rất thiết thực với đời sống và tạo ra một cái nghề trong khu vực vốn có nhiều nghề truyền thống có từ ngày xưa".

Xét về góc độ văn hoá, nghề sửa khóa ở vỉa hè lâu nay đã trở thành một phần đặc trưng ở khu phố cổ, thành một nét thú vị trong mắt khách du lịch. Đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu sửa khoá ở nơi có rất nhiều nhà cổ, cửa hàng, cửa hiệu.

Xét về mặt đô thị hiện đại thì những người thợ khoá ngồi vỉa hè đã mấy chục năm dường như là một thứ tồn tại từ những ngày xưa cũ. Phố cổ lâu nay là vậy. Nó là sự đan xen giữa cái cũ – cái mới, giữa hiện đại và thủ cựu…

Xem bóng đá trên sân Hàng Đẫy xưa (Ảnh tư liệu: Thanh Niên)

SỐNG Ở HÀ NỘI

Sau năm 1954, bóng đá Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn. Rất nhiều bộ ngành, công an, quân đội có đội bóng chuyên nghiệp và cứ chiều chủ nhật trong suốt năm trên sân Hàng Đẫy luôn diễn ra trận đấu. Trận nào khán giả cũng ngồi kín ghế.

Để đáp ứng đam mê môn túc cầu của người dân, năm 1967, Đài Tiếng nói Việt Nam bắt đầu tổ  chức tường thuật trực tiếp các trận bóng đá trên sân Hàng Đẫy. Người Hà Nội với bóng đá là câu chuyện bắt đầu từ khi nào? 

Năm 1906, các đơn vị lính Pháp đóng trên địa bàn Hà Nội mang quả bóng da đá với nhau vào chiều chủ nhật ở bãi đất rộng dưới chân Cột Cờ. Trò giải trí đó đã thu hút khá đông sĩ quan, binh lính cùng công chức người Pháp và người Việt tới xem.

Dù ra đời muộn hơn Sài Gòn nhưng Hà Nội nhanh chóng trở thành trung tâm bóng đá ở Việt Nam. Năm 1907, thành phố ra đời 2 đội bóng là đội Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 9 và Câu lạc bộ bóng đá. Đội Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 9 hầu hết là lính Pháp và lính lê dương còn Câu lạc bộ bóng đá thì ngoài lính, có thêm công chức Pháp.

Tháng 2-1912, Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội ra đời, cầu thủ không chỉ có lính Pháp và lê dương mà chỉ có người Pháp làm ở các công sở và người Việt yêu thích. Giai đoạn này Hà Nội chỉ có sân dưới chân Cột Cờ nên các đội đều đá tập ở đây và dù là đá tập nhưng luôn thu hút rất đông người đến xem vì nó là môn thể thao hoàn toàn mới mẻ.

Trận cầu đầu tiên giữa Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội và Trung đoàn bộ binh thuộc địa diễn ra ngày 1-11-1913 tại sân Cột Cờ đã lôi cuốn được gần 3.000 khán giả. Trận đấu  đã truyền cảm hứng đá bóng cho thiếu niên Hà Nội, nhất là học sinh. Một số trường tiểu học đã lập các đội bóng chân đất. Các nhà buôn tận dụng cơ hội nhập khẩu bóng cao su to như quả bưởi từ Hồng Kông đáp ứng nhu cầu lớp trẻ.

Một trận bóng đá tại SVĐ Hàng Đẫy (Ảnh: Hanoimoi)

Thấy bóng đá dễ chơi nên nhiều thanh niên, công nhân, công chức đã tham gia môn thể thao này. Đến năm 1920, Hà Nội xuất hiện khá nhiều câu lạc bộ mà cầu thủ hầu hết là người Việt. Họ phải tự sắm áo, giày, đóng tiền  mua bóng.

Để cổ vũ, một số "Mạnh thường quân" đã chi thêm tiền cho các đội bóng. Chính trên sân Cột Cờ, một giải vô địch bóng đá riêng cho Bắc Kỳ đã được tổ chức lần đầu trong năm 1919. Lúc đầu, khán giả vào xem không mất tiền nhưng vì khán giả quá đông  ban tổ chức mới kê bàn bán vé, mỗi vé giá 1 hào. Bóng đá Hà Nội phát triển mạnh mẽ trong thập niên 30 với hơn 10 đội  chuyên nghiệp.

Các đội tham đá các giải trong nước và xứ Đông Dương. Ngày 8-3-1946 là mốc thời gian đáng nhớ với bóng đá Việt Nam. Chiều hôm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến sân Septo (nay là Hàng Đẫy) dự buổi khai mạc hội khỏe và xem trận đấu bóng  giữa đội Thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu và đội Vệ Quốc đoàn. Khi hai đội xếp hàng ngang trên sân chào khán giả, ban tổ chức và trọng tài đã trân trọng mời Chủ tịch Hồ Chí Minh xuống đá quả bóng danh dự thay tiếng còi khai mạc trận đấu.

Sau năm 1954, bóng đá Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn. Rất nhiều bộ ngành, công an, quân đội có đội bóng chuyên nghiệp và cứ chiều chủ nhật trong suốt năm trên sân Hàng Đẫy luôn diễn ra trận đấu. Trận nào khán giả cũng ngồi kín ghế.

Để đáp ứng đam mê môn túc cầu của người dân, năm 1967, Đài Tiếng nói Việt Nam bắt đầu tổ  chức tường thuật trực tiếp các trận bóng đá trên sân Hàng Đẫy. Nhưng người đam mê không mua được vé vào sân thì ngồi dưới chân cột gắn loa truyền thanh để nghe bóng đá.

Cho đến hôm nay, một lớp người vẫn nhớ cặp bài trùng hai bình luận viên tường thuật trên sóng phát thanh là Hoài Sơn và Đình Khải.

Một góc triển lãm với hai "tứ quái" hội họa Đông Dương Phổ-Thứ-Lựu-Đàm và Trí-Vân-Lân-Cẩn (Ảnh: Vietnam+)

TIN YÊU 

- TP Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa 15 phút, từ 21 giờ 30 ngày 9/10 với điểm nhấn là trận địa pháo tầm cao kết hợp tầm thấp tại sân vận động Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

- 20h ngày 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ - Phố Trịnh Công Sơn đã diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên. Điểm nhấn chuỗi sự kiện là phần trình diễn kỷ lục của khoảng 1.000 người mặc áo dài có họa tiết về sen đông nhất và kỷ lục tranh Đức mẫu Liễu Hạnh với 50.000 bông sen. Chương trình kéo dài đến hết ngày 16/7/2024.

- Tại không gian triển lãm 49 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), trong các ngày từ 5-29/7 diễn ra triển lãm mỹ thuật “Hà Nội trong mắt ai". Triển lãm trưng bày 40 tranh của 17 họa sỹ, phần lớn tranh là chân dung các danh nhân, tên tuổi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô hoặc thành danh tại đây.

- Triển lãm “Dân gian trong Gen Z”, đang diễn ra tại Khu trải nghiệm, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội (đến ngày 31/7), giới thiệu 39 tác phẩm của 3 họa sĩ sinh ra đầu thế kỷ XXI. “Dân gian trong Gen Z” không chỉ là một triển lãm nghệ thuật đơn thuần, mà còn là một nh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong tâm hồn thế hệ trẻ.

- Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” từ ngày 1/7-15/9. Đến tham quan triển lãm chuyên đề, công chúng sẽ được chiêm ngưỡng 25 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến và địa điểm lưu niệm của Thủ đô Hà Nội. Mỗi điểm đến gợi nhắc về một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.