Gói hỗ trợ lần 2: Triển khai sao cho hiệu quả?

Các chuyên gia cũng cho rằng, để có được sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội, gói hỗ trợ đợt 2 cần đúng, trúng và khẩn trương, đưa ra điều kiện phù hợp sát với thực tế để người lao động và doanh nghiệp tiếp cận được với gói hỗ trợ, giải quyết bài toán

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

 

Thông tin trong nước và quốc tế

Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 đạt khoảng 6,7%. Ảnh: VTV.vn

# Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 đạt khoảng 6,7%, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. 

# Ngoài ra, báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tình hình sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2020 chỉ tăng 3,5% so với tháng trước. 

# Trong khi đó, kim ngạch thương mại giữa Lào và Việt Nam trong năm 2020 có thể không đạt được chỉ tiêu tăng 10-15%/năm mà hai nước đã đề ra, do tác động của đại dịch COVID-19. 

# Thông tin khả quan hơn đến với lĩnh vực nông nghiệp, theo Bộ NN&PTNT, 8 tháng qua, ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 6,2 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.

# Theo CBRE, bất động sản thương mại vẫn sẽ phục hồi chậm. Tại khu vực châu Á, Hà Nội, TP.HCM, Sydney, Melbourne và Bắc Kinh là nhóm thị trường có sự thay đổi về giá thuê ít nhất trong khu vực, giảm dưới 2%. 

# Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) có văn bản gửi chủ tịch UBND TP. HCM về việc cấp sổ hồng cho người nước ngoài mua nhà tại thành phố theo Luật Nhà ở. 

# Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới vừa thống kê cho thấy, Việt Nam duy trì thứ hạng cao về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, thống kê này cũng càng làm rõ hơn chủ chương của Chính phủ, luôn coi đổi mới sáng tạo như một trụ cột mới trong phát triển kinh tế- xã hội: "Kết quả này phản ánh sinh động và rõ ràng những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, của các đồng chí Phó Thủ tướng, cũng như sự vào cuộc, nỗ lực triển khai các giải pháp của tất cả các bộ, ngành, địa phương trong thời gian vừa rồi".

# Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu như một đánh giá khách quan của quốc tế về từng lĩnh vực quản lý Nhà nước trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam.

Đà suy giảm của đồng USD có thể kéo dài. Ảnh: AFP/TTXVN

# Theo hãng tin Reuters, đà suy giảm của đồng USD có thể kéo dài sang năm 2021, chủ yếu do sự chuyển đổi sang một khuôn khổ chính sách mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. 

# Cũng tại Mỹ, báo cáo tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 được cho là sẽ tiếp tục giảm. Trước đó, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này đã tăng lên 14,7% vào hồi tháng 4 vừa qua.

# Cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh, khoảng 90% số đơn xin phá sản ở Đức sẽ được khởi động do các công ty này mất khả năng thanh toán và một làn sóng phá sản có thể sẽ xảy ra từ tháng 10.

# Còn mới đây, Nga và Belarus cho biết sẽ chuẩn bị cho khả năng phát hành đồng tiền chung, có thể áp dụng ít nhất là sau năm 2030. 

Thông tin chứng khoán

# VN-Index kết phiên giảm 0.27%, còn 901 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 325 mã tăng và 399 mã giảm điểm. Nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ với 21 mã giảm, 7 mã tăng và 2 mã đứng giá. 

# Điểm nhấn trong phiên hôm nay là các cổ phiếu ngân hàng VCB, dầu khí GAS và Vin VIC là top những cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index. Ngoài ra, về cuối phiên, các cổ phiếu ngành chứng khoán đua nhau tăng giá, trong đó, TCI, VIX, hay WSS đều được kéo lên mức giá trần. 

# Theo SSI Reseach, thanh khoản thị trường hôm nayvẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 436 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch hơn 7.700 tỷ đồng. 

Các chuyên gia cho rằng, để có được sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội, gói hỗ trợ đợt 2 cần đúng, trúng và khẩn trương. Ảnh: Báo chính phủ

Gói hỗ trợ lần 2: Triển khai sao cho hiệu quả?

Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và người lao động. Vậy việc xây dựng và triển khai gói hỗ trợ lần 2 cần dựa trên kết quả và bài học kinh nghiệm gì từ việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ trước đó?

Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, gói hỗ trợ thứ 2 có kinh phí là 18.600 tỷ đồng, trước đó, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đã được triển khai song chỉ giải ngân được 19%. Theo ông Đinh Công Khương, Công ty TNHH thép Khương Mai có nhiều bất cập trong chính các quy định, chính sách cũng như trong quá trình thực hiện: "Những điều kiện đưa ra rất phức tạp nên người ta không muốn tham gia. Thực ra mà nói là gói hỗ trợ lần đầu đến thời điểm này doanh nghiệp tôi cũng chưa được hỗ trợ đồng nào".

Về gói hỗ trợ lần này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây là một việc rất cần làm để đảm bảo người lao động không bị rơi vào đói nghèo và cùng cực, song cần có sự hỗ trợ dài hơi, tránh làm nhỏ giọt, không hiệu quả: "Gói mới 19.000 tỷ thì tôi nghĩ rằng gói này quá nhỏ có lẽ chúng ta phải có một gói lớn hơn nữa. Gói phải lên đến 200 cho đến phút nữa 300.000 tỷ".

Bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cao cấp Chương trình quản trị của Tổ chức Oxfam nêu quan điểm về việc triển khai gói hỗ trợ tiếp theo và đề xuất việc xây dựng chính sách cần theo hướng lâu dài để tránh tốn kém: "Thứ nhất, cần điều chỉnh Quyết định 15 để đảm bảo những ai chưa nhận được hỗ trợ từ đợt dịch COVID-19 đầu năm mà họ đã bị ảnh hưởng thì họ vẫn được tham gia và nhận được hỗ trợ từ chính sách này. Thứ hai, cần tiếp tục hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng trong làn sóng COVID mới và có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới và chúng ta cần có những chính sách mang tính dài hơi hơn và không nên 1, 2 tháng, bởi mỗi lần như vậy thường xây dựng và triển khai chính sách thường tốn kém hơn rất nhiều. Thứ BA là chúng ta cần bổ sung những đối tượng mới để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau".

Các chuyên gia cũng cho rằng, để có được sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội, gói hỗ trợ đợt 2 cần đúng, trúng và khẩn trương, đưa ra điều kiện phù hợp sát với thực tế để người lao động và doanh nghiệp tiếp cận được với gói hỗ trợ, giải quyết bài toán đang vướng mắc như gói hỗ trợ đợt 1./.