“Giấc mơ” 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 liệu có thành?

Theo TS.Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, thời gian qua, Việt Nam đã có không ít kinh nghiệm về phát triển nhà ở xã hội.

Tin trong nước và thế giới

# Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva vừa nhận định "Việt Nam là ngôi sao sáng" và dự báo tăng trưởng Việt Nam gấp đôi mức tăng của kinh tế toàn cầu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva - Ảnh: VGP

Một tin vui khác là Canada vừa nhất trí tăng hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP để sớm đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên lên 10 tỷ USD.

# Lãi suất tiếp tục “hạ nhiệt” được kỳ vọng sẽ là một trong những yếu tố tích cực đưa dòng tiền quay trở lại với phân khúc BĐS, nhất là nhà đầu tư cá nhân. 

Ngoài ra, lãi suất cho vay mua nhà, ô tô cũng đã hạ nhiệt từ tuần này, cho thấy sự hỗ trợ kịp thời từ phía Ngân hàng đối với nhu cầu thực tế của khách hàng hiện nay. 

# Dự kiến đến năm 2045, với 5 dự án nhà máy lắp ráp đã và đang triển khai tại Việt Nam, có thể sẽ bổ sung thêm cho thị trường 550 nghìn ô tô mới mỗi năm. 

Và do thị trường ô tô ảm đảm từ đầu năm, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô VN đề xuất, để thị trường hồi phục cần sớm có chính sách hỗ trợ về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hay phí trước bạ phù hợp.  

# Tuy mới bước vào đầu hè, nhưng nền nhiệt tăng cao khiến người tiêu dùng đổ xô đi tìm mua các thiết bị tích điện để “giải nhiệt”, mức giá cũng ghi nhận tăng từ 10-20% so với trước cao điểm nắng nóng. 

Và các cơ quan chức năng vừa khuyến cáo, người dân cẩn trọng trước chiêu trò dùng tài khoản ảo tăng tương tác bán hàng, để tránh mất tiền oan. 

# Tổ chức Quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán cho biết, sắp tới sẽ có bộ quy tắc toàn cầu đầu tiên với tiền điện tử. 

Còn theo Tổ chức Lao động quốc tế, kinh tế thế giới có thể 'bốc hơi' hàng ngàn tỷ USD do nắng nóng trong những năm tới.

# Các nhà đầu tư trên thị trường phố Wall đang “đặt cược” vào khả năng Fed sẽ tạm dừng hành động tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6 tới. 

Còn Liên nh châu Âu cho biết, sẽ chỉ khôi phục kết nối Ngân hàng Nông nghiệp Nga trở lại hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT sau khi cuộc xung đột tại Ukraine kết thúc. 

“Giấc mơ” 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 liệu có thành?

Ảnh nh họa: Báo chính phủ

Theo TS.Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, thời gian qua, Việt Nam đã có không ít kinh nghiệm về phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Nhiều NH có chính sách cho vay để phát triển nhưng việc đầu tư thị trường nhà ở xã hội gặp khó khăn, thách thức. Dù có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vẫn gặp không ít khó khăn; đặc biệt nhiều DN có tâm huyết thực hiện dự án nhà ở xã hội nhưng lại gặp trở ngại về thủ tục, chính sách, nguồn vốn, quỹ đất:

TS.Cấn Văn Lực chia sẻ: "Cái thứ nhất vô cùng quan trọng, đó là chưa nhất quán về quan điểm, về cách hiểu và cách tiếp cận. Vướng mắc lớn thứ hai là cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục và khâu thực thi. Vướng mặc thứ 3 là quy hoạch và quỹ đất, đền bù và giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề cực kỳ khó khăn".

Tiến sĩ Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị VN cho rằng, quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đang thiếu do một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa chủ động dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khi phê duyệt quy hoạch theo quy định của Luật Nhà ở. Ngoài ra, các địa phương phải tạo quỹ đất sạch cho các dự án phát triển nhà ở xã hội và việc bố trí quỹ đất cho các dự án nhà ở xã hội phải thuận lợi nhất để mọi thành phần có thể chủ động tham gia phân khúc này: "Quy hoạch phải dành 2% quỹ đất ở khu công nghiệp để xây dựng nhà ở xã hội, với cơ cấu hạ tầng xã hội phải đầy đủ, phải có các công trình hạ tầng xã hội. Phải có cơ chế, chính sách, đặc biệt tài chính phải trong sáng".

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hữu Nghĩa, GĐ Cty BĐS Lê Thành chia sẻ câu chuyện chính DN của ông từng phải mất 4 năm để xin điều chỉnh từ 12 lên 14 tầng. Trong khi đó, lãi suất cho vay xây dựng nhà ở xã hội là 14%, gần đây giảm còn 12% vẫn quá cao: "Chờ các sở ngành trả lời văn bản rất lâu, có nhiều khi 6 tháng không thấy Sở, ngành nào trả lời, thành ra vướng mắc nhiều khi cả năm. Vậy chúng ta phải đột phá chỗ này, làm sao khi sở này có văn bản thì 15 ngày sau phải trả lời. Đây là khâu vướng mắc nhất hiện nay nên tôi mong chúng ta đột phá ở khâu này".

Còn ông Nguyễn Văn Lợi, CTCP Kinh doanh Xây dựng dịch vụ Tư vấn Phú Quang cho rằng: hiện nay, vấn đề pháp lí xin chủ trương xây nhà ở xã hội rất rườm rà khiến DN không mặn mà, kỳ vọng sớm có cơ chế gỡ khó: "Hy vọng trong tháng 6 chính sách sẽ thông thoáng hơn, từ đó sẽ có nhiều DN tham gia. Ngoài chính sách thì cái chính là nguồn tài chính hỗ trợ người nghèo, phải làm sao giúp người nghèo được vay lãi suất thấp, trong thời gian dài, đó là “chìa khóa” thành công của phát triển NƠXH".

Để “làm nóng” phân khúc NƠXH, Chính phủ đã “tung” ra gói hỗ trợ tín dụng 120.000 tỷ. Theo đó, người mua nhà được vay 8,2%/năm, và chủ đầu tư đang được vay 8,7%/năm nhưng sau gần 2 tháng, chưa một đồng nào được giải ngân. Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNNcho biết: "Quy định về điều kiện về cư trú, điều kiện về thu nhập không phải đóng thuế hiện đã không cò phù hợp trong bối cảnh giá nhà hiện nay đang tăng cao. Những khó khăn vướng mắc này theo chúng tôi đánh giá là có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của chương trình tín dụng trong thời gian tới".

Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng ban Ban Quản lý dự án thiết chế Công đoàn, Tổng LĐLĐVN cho biết, Quốc hội đã thống nhất để Tổng LĐLĐVN đứng ra đầu tư xây dựng NƠXH cho công nhân, sẽ được quy định cụ thể trong Luật. Tuy nhiên, trong thời gian chờ Luật vẫn cần có “cơ chế” tạo thông thoáng cho công nhân tiếp cận: "Trong thời gian chờ Luật thì LĐLĐ mong muốn, đề xuất với Quốc hội ra một Nghị quyết riêng, trong các luật này chúng ta có sửa đổi, có đồng ý thống nhất thì ra nghị quyết để chúng ta thực hiện ngay các đề án thì chúng ta mới kịp tiến độ trong xây dựng nhà ở xã hội được. Nếu không ra Nghị quyết thì một năm sau Luật mới thực thi sẽ chậm mất"

Để biến giấc mơ thành hiện thực, các chuyên gia cho rằng, giải pháp cấp thiết hiện nay là cần sớm gỡ bỏ các "nút thắt" do khó khăn về nguồn vốn hỗ trợ, quỹ đất cũng như cải cách mạnh về thủ tục hành chính để thu hút các DN tham gia đầu tư. Đồng thời phải khắc phục được tình trạng mua bán NƠXH không đúng đối tượng, biến việc này trở thành hoạt động đầu cơ, trục lợi./.

Thông tin chứng khoán

Ảnh nh họa 

# VN-Index đóng cửa tại 1.063,8 điểm. với 227 mã kết phiên trên tham chiếu so với 146 mã giảm giá.

# Nhóm vốn hóa lớn tiếp tục diễn biến kém khả quan hơn mặt bằng chung do ảnh hưởng từ VCB, VIC, GAS, BID…Chiều ngược lại, nỗ lực của GVR, CTG, TPB…đã giúp thu hẹp biên độ giảm của chỉ số VN30 còn -0,13%.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản sàn HOSE đạt 10,9 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 7% theo phiên. Ngoài ra, khối ngoại cũng thu hẹp quy mô bán ròng so với những phiên gần đây, về mức -330 tỷ đồng.