Giá vàng miếng "hạ nhiệt" sau khi tăng sốc: người mua vàng cần lưu ý gì?

Sau khi lập đỉnh mới cao nhất mọi thời đại vào ngày 29/11 vừa qua, với mức 74,5 triệu đồng/lượng giá vàng, giá vàng có diễn biến chậm lại. Tính đến 6h sáng nay (1/12), giá vàng trong nước niêm yết quanh ngưỡng 72,4 - 73,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

 

# Theo Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, chỉ số CPI tháng 11 chỉ tăng 0,25%, lạm phát cơ bản tháng 11 vẫn trong tầm kiểm soát khi chỉ tăng 0,16% so với tháng trước.

Trong khi đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực, thể hiện qua Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2023 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. 

# Do lo ngại giảm thuế nhập khẩu xuống 0% ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, Bộ Tài chính đang xem xét giảm thuế NK khô dầu đậu tương còn 1%, giảm áp lực với ngành chăn nuôi.

Đáng chú ý, Việt Nam đã vượt Singapore trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và đứng vị trí thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU. 

Một diễn biến tích cực nữa là trang TMĐT Alibaba.com cho biết, sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra hình ảnh, lời thoại, video quảng bá sản phẩm giúp doanh nghiệp (DN) Việt Nam tiết kiệm chi phí. 

# Liên quan đến lĩnh vực BĐS: Chính phủ vừa yêu cầu NHNN phát hiện, xử lý nghiêm những NH đưa thêm các điều kiện không đúng quy định, gây khó cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DN, dự án BĐS và người mua nhà.

Còn cheo đánh giá của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, hoạt động kinh doanh bất động sản tại thành phố đến nay vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang dần hồi phục.

Ảnh: Thanh Niên

# Đáng chú ý, sau khi lập đỉnh mới cao nhất mọi thời đại vào ngày 29/11 vừa qua, với mức 74,5 triệu đồng/lượng giá vàng, giá vàng có diễn biến chậm lại. Tính đến 6h sáng nay (1/12), giá vàng trong nước niêm yết quanh ngưỡng 72,4 - 73,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trước những biến động mạnh của giá vàng, chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu lưu ý:

"Tại thời điểm này sẽ rất liều lĩnh nếu chơi vàng. Do đó, tôi có một số lưu ý sau: Thứ nhất không nên bỏ trứng vào một giỏ, nếu có tiền tiết kiệm thì mua vàng nhưng chỉ nên đầu từ một ít, không nên để vào 100% để phân bổ rủi ro vào các kênh đầu tư khác.

Điều 2 là không chơi vàng kiểu lướt sóng trong thời gian ngắn. Thứ 3 là thường xuyên theo dõi giá vàng liên tục, hàng ngày hàng giờ cả trên thị trường thế giới. Cuối cùng, tôi khuyên là không bao giờ được vay tiền để mua vàng vì khi giá vàng xuống thì chúng ta sẽ chịu lỗ và thiệt hại tài sản và gánh khoản nợ tài chính".

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết rất khó để có thể dự báo giá vàng lên hay xuống thời gian tới. Thị trường vàng là thị trường biến động khôn lường, chịu tác động bởi nhiều vấn đề, sự kiện.

Ảnh: MXV

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, thị trường nông sản tiếp tục biến động bởi những ảnh hưởng từ xung đột chính trị, thời tiết bất lợi, lãi suất, lạm phát đầu vào cao trong 2 tháng qua, theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).  Nhận định về triển vọng thị trường nông sản năm 2024, ông Dương Đức Quang - Phó Tổng Giám đốc MXV cho biết:

"Tôi cho rằng năm 2024, thị trường nông sản thế giới sẽ còn nhiều biến động nhưng triển vọng thì tích cực hơn. Trong đó, nguồn cung dự báo sẽ có thay đổi khả quan. Thời tiết tại Brazil, quốc gia sản xuất nông nghiệp top đầu thế giới, đang có chuyển biến tích cực và dự kiến sẽ có mùa vụ ngô và đậu tương kỷ lục trong năm tới.

Nhu cầu nhập đậu tương Brazil cũng đang lên cao nên trong báo cáo tháng 11 mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng đậu tương của Brazil niên vụ 2023/24 sẽ đạt mức cao lịch sử là 163 triệu tấn. Nguồn cung lớn khác là Mỹ cũng đang có hoạt động xuất khẩu nông sản diễn ra thuận lợi nhờ nguồn cung sẵn có vừa mới thu hoạch".

Bước sang tháng 11, giá nông sản thế giới diễn biến giằng co và có xu hướng giảm nhẹ.

# Trong khi đó, đóng cửa hôm qua, lực bán rất mạnh trên nhóm năng lượng và kim loại kéo chỉ số hàng hoá MXV-Index quay đầu suy yếu 0,52% xuống 2.193 điểm. Mặc dù vậy, với ưu thế của thị trường giao dịch 2 chiều T0, dòng tiền đầu tư vẫn sôi động đổ vào thị trường. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng mạnh 22%, đạt gần 5.100 tỷ đồng, ghi nhận mức cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.

# Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, kinh tế thế giới trong năm 2024 có thể sẽ “hạ cánh mềm”, tức tăng trưởng chậm lại so với năm 2023.

Còn báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng cao hơn dự báo trong quý III/2023, do đầu tư và chi tiêu chính phủ cao hơn dự kiến ban đầu. 

# Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự đoán nước này sẽ tăng trưởng 1,4% nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa rõ liệu Hàn Quốc có đạt được mục tiêu hay không khi đối mặt với triển vọng kinh tế bất ổn. 

Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các công ty thực hiện biện pháp ngăn chặn rò rỉ công nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách hạn chế số lượng người có thể truy cập thông tin về công nghệ quan trọng.

Ảnh: TTXVN

Thị trường chứng khoán

# TTCK Mỹ kết thúc tháng 11 bằng một phiên tăng mạnh, tuy nhiên nhóm công nghệ mất điểm do cung chốt lời. Chỉ số DJIA tăng 520 điểm (+1,47%) và đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 1.2022. Còn lại, S&P 500 +0,38% trong khi Nasdaq -0,23% tiếp tục mất điểm.

# Còn ở trong nước, trên biểu đồ, VNIndex lần nữa thử thách vượt qua vùng 1.100 - 1.105 nhưng lại thất bại.

# Theo SSI Reseach, với các chỉ báo kỹ thuật vẫn ở vùng tín hiệu yếu, cho nhận định chỉ số VNIndex sẽ duy trì đà giảm và dao động trong phạm vi hẹp 1.084 - 1.096./.