Giá năng lượng đồng loạt đi lên trong tuần cuối năm 2021

Giá dầu kết thúc tuần cuối cùng năm 2021 trong sắc xanh nhờ tâm lý tích cực của giới đầu tư. Tính riêng trong tuần vừa rồi, giá WTI tăng 1.92% lên 75.21 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 2.84% lên 77.94 USD/thùng.

Xét đến cả tháng 12, giá WTI tăng 14.12% lên 75.21 USD/thùng, giá Brent tăng 13.15% lên 77.94 USD/thùng, phục hồi từ mức đáy trong tháng 11.

NĂNG LƯỢNG

Thông tin quan trọng nhất thúc đẩy thị trường năng lượng đồng loạt đi lên đó là kỳ vọng các nền kinh tế lớn như Anh, Pháp, Mỹ sẽ duy trì chiến lược thích nghi với đại dịch COVID-19.

Các nguyên thủ đứng đầu đã tuyên bố phong tỏa chỉ có thể xem như biện pháp cuối cùng để kiểm soát dịch lây lan, và chỉ ra rằng số người nhập viện và điều trị không tăng nhiều như số ca lây nhiễm.

Lượng người tham gia giao thông trong tháng vẫn duy trì ở mức tích cực, khi người dân thế giới đón kỳ nghỉ lễ năm mới. Mặc dù một số chuyến bay bị hủy do tình trạng thiếu nhân viên, tuy vậy về tổng thể chuyến bay đã gần quay trở về mức bình thường trong năm 2019.

Điều này khiến cho nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu năng lượng và nhiên liệu duy trì ở mức tích cực, thể hiện qua số liệu của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA và Viện Dầu Khí Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô giảm mạnh 5 tuần liên tiếp.

Trong khi đấy, các gián đoạn sản xuất tại Libya và Ecuador gia tăng sức ép lên nguồn cung, với sản lượng sụt giảm ước tính lên đến gần nửa triệu thùng mỗi ngày. Trong khi đó, theo ước tính mới nhất của Bloomberg, sản lượng dầu từ Nga đã chững lại trong tháng 12, bất chấp hạn ngạch liên tục được gia tăng từ sau cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu và đồng nh OPEC+. Điều  này cho thấy khó khăn thực tế để phục hồi sản lượng dầu về mức trước đại dịch năm 2019, dù mức tăng hạn ngạch hiện tại của OPEC+ cũng không đang kể.  

Giá khí tự nhiên tăng 2.75% lên 3.73 USD/MMBTu, tuy nhiên khác với thị trường dầu, giá liên tục biến động  mạnh trong tuần. Các chuyên gia cảnh báo xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2022.

NÔNG SẢN

Kết thúc tuần giao dịch của tháng 12, sắc đỏ áp đảo bảng giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên Sở Chicago. Tâm lý chốt lời và thoát trạng thái để điều chỉnh danh mục là yếu tố chính gây sức ép lên hầu hết các mặt hàng nông sản trong tuần vừa rồi.

Trước khi bắt đầu tuần cuối cùng, giá đậu tương đã tăng đến gần 10% trong tháng 12, do lực kéo từ mức tăng rất mạnh của khô đậu.

Lo ngại về thời tiết khô hạn ở ền Nam Brazil kéo dài sang Paraguay và xuống ền Bắc Argentina, có thể ảnh hưởng đến sản lượng đậu tương tại khu vực này và làm Argentina không đủ đầu vào cần thiết để sản xuất khô đậu, đã khiến giá khô đậu cũng tăng vọt 17.4%.

Vì thế, khi thời tiết được dự báo sẽ có thể cải thiện nhẹ trong đầu tháng 01, đà tăng của cả 2 mặt hàng đều chững lại và kết thúc tuần trước với mức giảm nhẹ.

Diễn biến trái chiều với giá khô đậu mỗi khi giá đậu tương đi ngang, cùng với ảnh hưởng tích cực từ mức tăng gần 2% của giá dầu thô, giúp cho giá dầu đậu cũng tăng tương đương lên mức 56.53 cent/pound. Bên cạnh đấy, lo ngại về lũ lụt tại Malaysia, giúp dầu cọ duy trì đà tăng, cũng hỗ trợ cho dầu đậu phục hồi trong giai đoạn cuối tháng, sau khi đã giảm khá mạnh trong nửa đầu tháng 12.

Tương tự với đậu tương, thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ và đặc biệt là ền Nam Brazil, khu vực có sản lượng ngô vụ 1 lớn nhất cả nước, khiến cho giá ngô cũng tăng vọt trong 3 tuần đầu của tháng 12.

Tuy nhiên, đà giảm mạnh của lúa mì và lực bán kỹ thuật sau khi để mất mốc hỗ trợ tâm lý 600 đã gây sức ép lên giá ngô trong tuần vừa rồi, khiến giá giảm hơn 2% về mức 593.25 cent/giạ. Qua đó, thu hẹp mức tăng trong tháng 12 xuống chỉ còn gần 5%.

Đối với lúa mì, nguồn cung gia tăng khi thời tiết thuận lợi ở Argentina và Australia khiến việc thu hoạch thuận lợi, kết hợp với rủi ro về sương giá ở các nước Bắc bán cầu đã giảm đi đáng kể đối với lúa mì vụ đông tại đây, đã khiến giá lúa mì Chicago giảm mạnh 5.4% còn giá lúa mì Kansas giảm đến gần 7%.

Qua đó, cũng xóa đi toàn bộ mức tăng tích lũy từ đầu tháng để kết thúc tháng 12 với mức giảm hơn 2% với cả 2 mặt hàng.