GDP 2022 tăng trưởng cao: Kỳ vọng gì ở năm 2023?

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2022 tăng trưởng cao trong nhiều thách thức đã thực sự tạo “bước ngoặt” trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng cho năm 2023. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đứng trước rất nhiều áp lực, thách thức để đạt được những kết quả tích cực trong năm tới.

 Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thông tin thị trường chứng khoán

# Chỉ số VNIndex đóng cửa tại 985.21 điểm, là mức thấp nhất phiên và mất 35,13 điểm (-3,44%) so với phiên trước.

Đây là phiên đóng cửa dước mốc 1.000 điểm đầu tiên của chỉ số VNIndex kể từ phiên ngày 28/11 đến nay.

# Theo SSI Reseach, về điểm số, giảm mạnh nhất thị trường là nhóm Thép-Tôn mạ, Bất động sản, Chứng khoán khi gần như tất cả các cổ phiếu trong các nhóm này đều giảm kịch sàn.

Thanh khoản thị trường có tăng so với phiên liền trước, nhưng vẫn ở mức thấp chỉ 8,5 nghìn tỷ đồng khớp lệnh trên HOSE. Khối ngoại cải thiện GT mua ròng lên 436 tỷ đồng.

Ảnh nh họa

Thông tin trong nước và quốc tế

# Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu tổ chức tín dụng nghiêm túc thực hiện công tác tín dụng, lãi suất và sẽ xử lý các trường hợp tiếp tục tăng lãi suất. 

Còn theo Bộ Xây dựng, năm 2023 sẽ hoàn thiện hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch phát triển đô thị; thu hút đầu tư nước ngoài và khắc phục lệch pha cung-cầu BĐS. 

# Với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 44,5 tỷ USD, xuất khẩu dệt may của Việt Nam giữ vị trí thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh. 

# Và trước nhu cầu lớn dịp cuối năm, các DN gạo đang đầy ắp đơn hàng, XK gạo cả năm có thể đạt hơn 7 triệu tấn với trị giá kỷ lục gần 4 tỷ USD. 

# Sau khi EVN đề xuất tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cho rằng, tăng giá điện nên để sau Tết Quý Mão, do thời điểm cận Tết giá hàng hóa thường tăng cao. 

# Và tính đến tuần cuối tháng 12, nhiều đường bay nội địa dịp cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão  đã có tỷ lệ đặt chỗ rất cao, thậm chí trên 90%. 

# Hiện Sở Công Thương Hà Nội đã nhận được hơn đơn 1.000 đăng ký khuyến mại và các DN đều có cam kết ổn định giá trước, trong và sau tết. 

# Còn tại TP.HCM, nhiều DN đang lên phương án tổ chức các điểm bán hàng bình ổn lưu động, triển khai chương trình khuyến mãi sâu 30-50% vào những ngày giáp Tết. 

Hệ thống đường ống của Trạm trung chuyển khí đốt OGE ở Werne, ền Tây Đức ngày 24/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

# Sau nỗ lực cắt giảm, lượng khí đốt tiêu thụ của các nước Liên nh Châu Âu giảm tới 20% trong 3 tháng qua so với bình quân cùng kỳ 5 năm trước. 

# Trong khi đó, thương mại giữa Thụy Sỹ và Nga đã tăng lên kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine, bất chấp lệnh trừng phạt của Thụy Sỹ.

# Trung Quốc tuyên bố, kinh tế nước này đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và đang đứng trước cơ hội phục hồi nhanh chóng vào năm 2023. 

# Ngược lại, GDP của Vương quốc Anh đã giảm 5,5% so với mức có thể đạt được, nếu Brexit không xảy ra, ước tính thiệt hại khoảng 40 tỷ USD. 

# Bức tranh kinh tế Việt Nam 2022 tăng trưởng cao trong nhiều thách thức đã thực sự tạo “bước ngoặt” trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng cho năm 2023 tăng tốc thực hiện các mục tiêu. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đứng trước rất nhiều áp lực, thách thức để đạt được những kết quả tích cực trong năm tới.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình KTXH 11 tháng năm 2022 cho thấy, cả 3 khu vực đóng góp chính của nền kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ đều có sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó, nông nghiệp không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng về con số mà còn góp phần quan trọng trong đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Econoca Vietnam đánh giá: "Ngành nông nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình và đã đảm bảo được nguồn cung một cách ổn định cho những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của nền kinh tế. Ví dụ như chúng ta đã duy trì được tốc độ tái đàn của ngành chăn nuôi chẳng hạn, thì đây là những đóng góp rất lớn cho sự bình ổn giá tiêu dùng. Chúng tôi coi là ngành nông nghiệp là một “chiến binh thầm lặng” trong những nỗ lực mà chúng ta kiềm chế lạm phát, kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian vừa qua".

Còn với công nghiệp, dự kiến năm 2022, chỉ số SXCN tăng hơn 9%. Tiêu dùng trong nước tăng mạnh cũng là điểm sáng rất đáng ghi nhận của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

Tuy nhiên, các dự báo cho thấy, một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam - trong bối cảnh thế giới tiếp tục diễn biến bất định, khó lường và không thuận - 2023 thực sự là năm nhiều khó khăn.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhìn nhận: "Năm 2023, kinh tế thế giới suy giảm hơn so với năm 2022; Lạm phát toàn cầu tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; Các chính phủ vẫn thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát... Tất cả những cái đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước. Như vậy, năm 2023 này công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế xã hội cần phải có thay đổi, đáp ứng được yêu cầu thực tế nhiều hơn và linh hoạt hơn".

Các phân tích cũng chỉ rõ những điểm còn hạn chế, mang tính cố hữu của nền kinh tế vẫn chưa có được sự cải thiện trong năm 2022 phải được nhận diện để làm tốt hơn trong năm 2023. Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cho rằng, năm 2023 cần phải phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, tăng cường quản lý đầu tư công và hỗ trợ tài chính đúng mục tiêu, có trọng điểm:

"Cần đẩy mạnh hơn quá trình cơ cấu lại hệ thống tài chính, ngân hàng, đặc biệt là những tổ chức tài chính yếu kém để đảm bảo phân bổ và huy động nguồn lực hiệu quả hơn… Một vấn đề cần được ưu tiên trong năm 2023 là phải đảm bảo thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, xử lý thật tốt nhu cầu trái phiếu đáo hạn, nhất là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản…", TS Cấn Văn Lực cho biết.

Để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao sức chống chịu của cộng đồng DN, người dân, cùng với chính sách đồng bộ, cần đẩy mạnh hỗ trợ về mở cửa thị trường, tạo thuận lợi, tăng niềm tin cho người dân và doanh nghiệp như khẳng định của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông: "Nhất là trong bối cảnh các nền kinh tế vừa trải qua khó khăn của dịch Covid-19, cũng như đang đối mặt với nhiều biến động khó lường, để tạo động lực cho nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng thì cải cách môi trường kinh doanh là giải pháp cần sự vào cuộc quyết liệt và tăng tốc hơn nữa của các bộ ngành và địa phương".

Có thể thấy, để tiếp tục đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2023, Việt Nam cũng đứng trước rất nhiều áp lực, thách thức ở cả trong và ngoài nước, đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, mọi cấp ngành, sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp và người dân./.