Đường tin 91: Làm sao để xử lý phế thải xây dựng?

Trung bình mỗi ngày tại Hà Nội và Tp.HCM phát sinh khoảng 2.500 -3.000 tấn phế thải xây dựng nhưng chỉ có một số lượng ít được đưa vào các bãi chôn lấp, còn lại đa phần đổ trộm ra vệ đường, các bãi đất trống, bờ sông … gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trườn

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

# Giao thông buổi sáng thường khiến một số người xây dựng thói quen đi ngủ sớm, bởi nếu dậy muộn rất có thể gặp cảnh tắc đường. Nhưng sáng nay mọi thứ dường như khá hơn. Thời tiết thuận lợi so với sáng qua giúp giao thông phần nào thuận lợi suốt khung giờ cao điểm sáng. Không có va chạm, chỉ có 2 sự cố giao thông (xe tải nổ lốp ở cầu Thanh Trì và xe 7 chỗ gặp sự cố ở vành đai 3). Đặc biệt, vẫn có tình trạng nhiều xe khách, taxi dừng đỗ, quay đầu xe ở chân cầu Thăng Long.

Trong khi đó, giao thông phía Nam không được tốt như vậy. Quốc lộ 1 qua cầu vượt Trạm 2 TP.Thủ Đức hướng đi An Sương có xe container lao vào dải phân cách, những xe phía sau chỉ còn cách chờ đợi hoặc chuyển hướng. Còn trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương đoạn qua nút giao Bến Lức, hướng đi Mền Tây có xe container vỡ bánh, gây cản trở giao thông, các phương tiện di chuyển chậm.

# Thật may là các sự cố xe kể trên không gây ra thương vong nặng cho tài xế, nhất là với xe container hay xe tải. Rõ ràng sự quan trọng của việc sơ cứu đúng cách, đúng lúc cho nạn nhân tai nạn giao thông là không thể bàn cãi, có điều không phải ai cũng được trợ giúp khi găp nạn. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 50% nạn nhân thường tử vong do chấn thương xảy ra tức thì tại các nơi gặp nạn, 30% xảy ra trong ba, bốn giờ sau đó và chỉ có 20% xảy ra trong giai đoạn điều trị ở bệnh viện. Khoảng thời gian một giờ đầu tiên sau khi bị tai nạn được coi là “giờ vàng” để cấp cứu nạn nhân. Tuy nhiên, hầu hết người dân Việt Nam chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng mang tính sống còn này.

Đối thoại với phóng viên VOV GT về vấn đề này, BS Phan Thị Ngọc Linh – Giám đốc Trung tâm Cải tiến Y tế chia sẻ: “Chỉ có một con đường là phải giáo dục thôi, phải hỗ trợ kiến thức thôi. Với việc này nó cần rất nhiều nguồn lực. Hoặc mình làm sao để nhân viên y tế thấy được tầm quan trọng của chuyện này, để họ chịu cải thiện khâu hướng dẫn giáo dục người bệnh. Sơ cấp cứu có nhiều mức độ. Thứ nhất là kiến thức để giúp họ nhận biết vấn đề có cần cấp cứu hay không và đừng có làm sai. Sau đó, nó cần một số kỹ năng sâu hơn. Trong một ca kip làm việc, không nhất thiết từng người ở đó rành rẽ kỹ năng cấp cứu ở mức độ cao mà chỉ cần một vài người. Nhưng cần phổ cập để nhận biết thấy vấn đề này quan trọng.”

# Liên quan đến việc thi công dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, TP.HCM,  lãnh đạo UBND TP.HCM đã yêu cầu Ban quản lý đường sắt thành phố cần phải xác định rõ mốc thời gian chính xác và cụ thể để đưa công trình này vào vận hành thương mai, đúng tiến độ đề ra.

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố, đến nay, dự án Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã được gần 83% tổng khối lượng. Theo kế hoạch, tuyến metro số 1 dự kiến đến quý 4 năm 2021 sẽ chạy thử tàu đoạn trên cao và tiến đến khai thác thương mại trong năm 2022.

# Hôm nay, đại diện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, theo dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (thay thế Nghị định 132/2015) đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến rộng rãi, mức xử phạt đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy tăng từ hơn 10 đến hơn 100 lần so với hiện nay.

Cụ thể, theo quy định hiện hành, mức xử phạt là 200-300 nghìn đồng đối với hành vi đang làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 ligam/100 lilit máu hoặc 0,25 ligam/01 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng. Trong khi đó, dự thảo nghị định mới quy định, thuyền viên, người lái phương tiện thủy đang trong ca trực chỉ cần trong máu, hơi thở có nồng độ cồn hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng sẽ bị phạt tối thiểu 3 triệu đồng, tối đa 40 triệu đồng. Mức xử phạt tăng tương ứng với nồng độ cồn có trong máu, hơi thở.

# Hiện nay trên thị trường, khó lòng đếm xuể những thương hiệu, chủng loại mỹ phẩm với nhiều thông tin xuất xứ, giá cả khác nhau. Đáng nói là trước nhu cầu của người tiêu dùng, có không ít những sản phẩm chỉ được tạo ra qua quá trình “trộn” thủ công, sơ sài, không được kiểm định về chất lượng. Chưa kể, mức giá được rao bán công khai theo “kg” đã đặt ra nhiều dấu chấm hỏi trong công tác quản lý thị trường kem trộn, đặc biệt trong việc xử lý các trường hợp kinh doanh online, không có địa chỉ cụ thể.

Vì vậy, dù nhu cầu làm đẹp đang ngày càng tăng cao song người tiêu dùng đừng vì ham đẹp, ham rẻ mà đánh đổi sức khỏe của bản thân. Thực tế thị trường kem trộn cũng là nội dung được đề cập trong chuyên mục Thị trường trên Mekong FM hôm nay.

# Nhắc đến vụ việc 25 thanh thiếu niên đâm chém nhau tại quận Đống Đa, Hà Nội hồi đầu tháng 2 vừa qua, không ít người lại cảm thấy rùng mình vì sự manh động, liều lĩnh của các đối tượng trẻ tuổi. Đáng nói, theo kết quả điều tra mới đây của công an quận Đống Đa, nguyên nhân dẫn đến cuộc hỗn chiến lại xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội của 2 bạn nữ.

# Sau hơn 2 tuần triển khai tạm dừng karaoke di động để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid 19, UBND tỉnh An Giang đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dân. Vì vậy, khi tình hình dịch bệnh ổn định, tỉnh sẽ họp các sở ban ngành liên quan, nghiên cứu tổ chức lấy ý kiến người dân. Nếu nhân dân đồng thuận sẽ tiến tới dừng luôn hoạt động gây “ô nhiễm” này.

Trung bình mỗi ngày tại Hà Nội và Tp.HCM phát sinh khoảng 2.500 -3.000 tấn phế thải xây dựng.

# Trung bình mỗi ngày tại Hà Nội và Tp.HCM phát sinh khoảng 2.500 -3.000 tấn phế thải xây dựng nhưng chỉ có một số lượng ít được đưa vào các bãi chôn lấp, còn lại đa phần đổ trộm ra vệ đường, các bãi đất trống, bờ sông … gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Đồng- Nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục môi trường, các văn bản pháp luật hiện hành quy định rất rõ về việc các nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm về quản lý, thu thập xử lý phế thải xây dựng và phế thải xây dựng; còn chính quyền địa phương có trách nhiệm giám sát việc thực thi. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm và thiếu sự giám sát công tác thu gom, xử lý phế thải xây dựng.

Một nguyên nhân khác được chỉ ra là dù thông tư 08/2017 của Bộ Xây dựng đã yêu cầu hàng năm các địa phương thực hiện báo cáo về tình hình quản lý chất thải rắn xây dựng nhưng đến nay, sau hơn 4 năm có hiệu lực, hiện chưa có cơ sở dữ liệu về lĩnh vực này.

Các chuyên gia đều cho rằng, bên cạnh những giải pháp hiệu quản hơn trong công tác quản lý, thu gom và xử lý phế thải xây dựng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần quan tâm hơn đến một giải pháp lâu dài và bền vững, đó là xây dựng thị trường cho phế thải xây dựng tái chế, tránh gây lãi phí tài nguyên, đồng thời giảm thiếu phát sinh phế thải xây dựng và hạn chế những tác động tiêu cực.