Đường tin 91: 26.000 tỉ hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Chiều 7/7 Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định hướng dẫn thực hiện nghị quyết này, số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19, với số tiền 26.000 tỉ đồng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

# Hiện có tình trạng một số đơn vị kinh doanh vận tải chưa lắp camera đối với xe khách trên 9 chỗ và xe container, xe tải do tâm lý chờ đợi Chính phủ quyết định lùi thời hạn chưa xử phạt đến tháng 6/2022. Tuy nhiên, theo Tổng cục Đường bộ VN, việc lùi xử phạt chưa lắp camera không có nghĩa là lùi thời hạn phải lắp. Do vậy, sở GTVT các địa phương cần tiếp tục rà soát, nhắc nhở doanh nghiệp vận tải triển khai thực hiện.

# Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng đang gây ra không ít khó khăn cho ngành công nghiệp hàng không. Nhiều hãng hàng không đang xem xét phương án giảm số lượng phi công từ 2 xuống còn 1 người lái với hi vọng tiết kiệm được hàng tỉ USD mỗi năm.

Mới đây, hãng hàng không Cathay Pacific của Hong Kong đã công bố tham gia dự án phối hợp với Airbus về thử nghiệm các chuyến bay đường dài một người lái, dự kiến triển khai chính thức vào năm 2025. Mặc dù còn nhiều e ngại về độ an toàn của dự án này, song theo nhiều chuyên gia, việc sử dụng máy bay một người lái, xa hơn nữa là tự động lái, sẽ là bước đổi mới tiếp theo của ngành công nghiệp hàng không. 

Có thể nói, với ngành hàng không Việt Nam hiện nay, có lẽ việc áp dụng những công nghệ tân tiến như máy bay một người lái, hay tự động lái vẫn là điều mới mẻ. Tuy nhiên, khi ngành hàng không đang tìm cách thích ứng với kỷ nguyên hậu COVID-19, việc áp dụng công nghệ hiện đại rất đáng để lưu tâm, nếu yếu tố an toàn được đảm bảo.

Camera lắp trong xe kinh doanh vận tải sẽ giám sát được trạng thái của lái xe. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

# Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đang là nhiệm vụ trọng tâm với ngành giáo dục các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang cho biết, tình hình an ninh, trật tự, phòng chống dịch Covid-19 tại 19 điểm thi trên địa bàn tỉnh đều được đảm bảo, không có trường hợp vi phạm quy chế thi.

# Một trong những tâm điểm của ngày thi hôm nay là việc một nam sinh tại điểm thi tốt nghiệp THPT Lê Quý Đôn TPHCM bị ngất xỉu khi đang làm bài thi, sau đó có kết quả test nhanh dương tính với nCoV. Về sự việc này, nhiều bậc phụ huynh đã bày tỏ băn khoăn về phương án xử trí của ngành y tế để đảm bảo kỳ thi an toàn và ổn định tâm lý cho thí sinh. PGS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết:

“Đây là mới test nhanh thì để các em trong lớp vẫn thi tiếp. Có thể test nhanh cho các em kia và cuối giờ có thể có khẳng định dương tính hay không. Phương án có thể là cho các em cách ly, thi tiếp môn ngày mai lần sau, bởi vì các em đến đó thì chắc chắn là đeo khẩu trang, ngồi cách biệt rồi và trước khi vào cũng đã làm xét nghiệm rồi, test nhanh rồi. Còn những em khác thì chiều kiểm tra sức khỏe thấy bình thường thì xử lý như F1, một là cho các em ở lại trường, hai là cho các em cách ly tập trung, ngày mai thi tiếp."

# Chiều nay (7/7) Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định hướng dẫn thực hiện nghị quyết này, số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19, với số tiền 26.000 tỉ đồng. Mặc dù rất phấn khởi trước thông tin này, song nhiều doanh nghiệp vận tải cũng đang hết sức lo lắng về việc họ có hay không đủ các điều kiện được nhận hỗ trợ  và vay vốn ưu đãi. 

Ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc Mai Linh Hà Nội chia sẻ: 'Đối với các DN taxi sẽ không tiếp cận được, bởi vì quy định nêu rất rõ chỉ áp dụng hỗ trợ đối với những DN dừng hoạt động để cách ly, người lao động bị cách ly, giãn cách, số lượng xe dừng hoạt động 100%. Tuy nhiên taxi của chúng tôi 50% dừng hoạt động, còn lại chỉ được phép chở 50% số chỗ ngồi và người dân sợ không sử dụng taxi, vậy nên bản chất chúng tôi hoạt động cũng như không, bởi doanh số sụt giảm tới 80%.

Trong lúc cộng đồng DN đang gặp vô vàn khó khăn, việc Chính phủ tiếp tục bơm nguồn lực để khích lệ DN và người lao động vượt qua đại dịch là chủ trương đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên, việc xác định “đúng” và “trúng” đối tượng thụ hưởng là vấn đề không dễ dàng. Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH ông Phạm Minh Huân bày tỏ lo ngại 

Chính phủ cho vay 0% lãi suất là tốt rồi, nhưng nếu DN quá khó khăn thì họ cũng không dám vay, vì vay xong lấy gì để trả, DN có hồi phục sản xuất được không? Chúng ta không có nền tảng để theo dõi DN thực sự khó khăn chỗ nào, cho nên khi làm cái này rất khó, làm sao để đồng tiền rơi vào đúng DN, đúng đối tượng và làm sao giảm thủ tục, 2 cái đó nó luôn mâu thuẫn với nhau.

Trước vấn đề này, Bộ LĐTB&XH khẳng định, việc triển khai Nghị quyết 68 sẽ được thực hiện theo tinh thần tinh giảm tối đa các thủ tục, các điều kiện, giao toàn quyền cho địa phương căn cứ vào khả năng ngân sách để chủ động xây dựng tiêu chí, mức hỗ trợ, vừa sát thực tế, vừa giúp các đối tượng dễ dàng tiếp cận./.