Đuổi hành khách ra khỏi máy bay: Hãng hàng không bị chỉ trích dữ dội

VOVGT – Hãng hàng không United Airlines của Mỹ đang hứng chịu sự chỉ trích dữ dội sau khi xảy ra sự cố hãng này đuổi một nam hành khách 69 tuổi khỏi máy bay.

Your browser doesn't support video.
Please download the file: video/mp4
Đoạn băng ghi lại cảnh nhân viên an ninh kéo nam hành khách ra khỏi chuyến bay của United Airlines

Đoạn phim ghi lại cảnh các nhân viên an ninh dùng vũ lực lôi một nam hành khách ra khỏi chuyến bay 3411 của United Express – Chi nhánh của hãng hàng không Mỹ United Airlines đang được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội, bắt đầu từ đêm 9/4 theo giờ Việt Nam.

Theo CNN, chuyến bay số hiệu 3411 cất cánh khởi hành từ sân bay quốc tế O’Hare, Chicago – Trung tâm của United Airlines tới Louisville, bang Kentucky. Tuy nhiên, sau khi tất cả hành khách đã có mặt trên máy bay, cơ trưởng đã đột ngột thông báo rằng sẽ phải có 4 hành khách rời khỏi máy bay để nhường chỗ cho 4 nhân viên của United Airlines vì lí do khẩn cấp. United Airlines cũng đưa ra đề nghị đền bù lên tới tối đa 1.000 USD cho các hành khách tình nguyện bỏ chuyến.

Hình ảnh nam hành khách bị kéo lê ra khỏi máy bay khiến dư luận phẫn nộ

Tuy nhiên, chỉ có 1 cặp đôi tình nguyện bỏ chuyến. Điều này khiến cơ trưởng chuyến bay buộc phải “lựa chọn ngẫu nhiên” 2 hành khách còn lại bằng việc sử dụng máy tính. Một người đã vui vẻ rời chuyến, tuy nhiên, người còn lại – một nam hành khách 69 tuổi, được cho là người Trung Quốc, đã từ chối rời khỏi chuyến bay. Lí do được người này đưa ra là vì ông là một bác sĩ và cần về Louisville gấp để gặp bệnh nhân.

Sau khi thương lượng không thành công, phi hành đoàn chuyến bay đã không còn lựa chọn khác ngoài việc gọi sự trợ giúp của lực lượng an ninh để cưỡng chế người đàn ông ra khỏi máy bay. Trong lúc cố gắng khống chế người hành khách xuống máy bay, đầu ông đã va chạm với ghế và chảy máu, thế nhưng các nhân viên an ninh vẫn cương quyết không dừng lại, sau đó kéo lê người này ra khỏi máy bay trước sự chứng kiến của toàn bộ hành khách và phi hành đoàn.

Bằng cách nào đó, ông đã chạy ngược lại, trở vào máy bay và la hét: “Tôi phải về nhà”, “Hãy giết tôi đi”. Lực lượng an ninh đã quay trở lại, tiếp tục dùng vũ lực, đánh người đàn ông này đến ngất xỉu và lôi ông ra khỏi máy bay.

Khi đoạn băng được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội, hãng hàng không United Airlines đã hứng chịu sự chỉ trích dữ dội vì cách hành xử thiếu văn nh, xúc phạm nhân quyền. Làn sóng phản đối không chỉ tại Châu Á mà còn lan rộng cả tại cộng đồng người Mỹ. Hiện các nhân viên an ninh trong đoạn băng đã bị buộc thôi việc để phục vụ cho việc điều tra. Về phần vị bác s

, hiện chưa có thông tin về tình trạng tâm lý, sức khỏe hiện tại của ông.

Ông Oscar Munoz - CEO của United Airlines

Sau đó, ông Oscar Munoz – CEO của United Airlines đã phải lên tiếng xin lỗi và cho biết hãng đang tìm cách liên hệ với vị bác sĩ Trung Quốc để thỏa thuận bồi thường. Tuy nhiên, theo Dailymail, trong email được gửi đến các nhân viên United Airlines, ông Munoz đã ủng hộ quyết định của các nhân viên, đồng thời cho rằng hành vi của vị hành khách 69 tuổi nói trên là “hung hãn và gây rối”.

Sau khi hình ảnh về email của vị CEO bị phát tán trên mạng, làn sóng phản đối lại ngày càng gia tăng. Hiện bài viết xin lỗi của ông Oscar Munoz tại trang Facebook chính thức của United Airlines đã nhận hơn 76 nghìn lượt quan tâm và hơn 70 nghìn lượt bình luận. Đa phần các bình luận đều lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành động của United Airlines. Nhiều người khẳng định United Airlines đang tìm cách đổ lỗi cho lực lượng An ninh cảng hàng không Chicago, đồng thời khẳng định sẽ tẩy chay hãng hàng không này.

“Họ không bao giờ do dự khi yêu cầu sự giúp đỡ của các bác sĩ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra trên các chuyến bay, nhưng lại không dành bất cứ sự quan tâm nào cho vị bác sĩ đang cố về nhà để chăm sóc cho bệnh nhân của ông ấy.” – Đó là lời bình luận của người dùng có tên Laura CY, nhận được hơn 17 nghìn lượt “Like” trên trang của United Airlines.

United Airlines đang hứng chịu sự chỉ trích cũng như đe dọa tẩy chay từ cộng đồng dư luận

Về phần 4 nhân viên của United Airlines lên chuyến bay 3411, theo CNN, một người có tên là Tyler Bridges, tự nhận là hành khách có mặt trên chuyến bay, cho biết đó là một khoảng thời gian không dễ dàng gì với những người đó. Ông Bridges cho biết, sau khi 4 người này lên chuyến bay, họ đã liên tục nhận phải sự chỉ trích từ các hành khách, nói rằng họ nên cảm thấy xấu hổ về bản thân và xấu hổ vì đã làm việc cho United Airlines.

“4 người họ chỉ ngồi đó im lặng trong suốt cả chuyến bay. Tất cả mọi người đều cảm thấy không vui sau khi chứng kiến toàn bộ vụ việc” – Ông Bridges chia sẻ.

Theo Hợp đồng vận chuyển của Hoa Kỳ, hành khách sẽ không được vào máy bay khi máy bay bị đặt hết vé. Tuy nhiên, luật lệ hoàn toàn không có điều khoản nào quy định về việc mời hành khách ra khỏi máy bay khi họ đã ngồi vào ghế của chuyến bay đó.

Theo Đài ABC News ngày 11/4, United Airlines hồi năm ngoái đã đẩy 3.765 hành khách khỏi các chuyến bay vì bán vé nhiều hơn số ghế trên khoang. Tổng cộng các hãng hàng không Mỹ đã ép 40.000 hành khách rời máy bay trong năm 2016, chưa tính số người tự nguyện nhường ghế. Theo thông tin từ chính quyền Mỹ, đã có 434.000 người đồng ý rời khỏi máy bay của 12 hãng hàng không lớn nhất của nước này trong năm 2016, bao gồm gần 63.000 người sử dụng đường bay của United Airlines.