Điều này mở ra một khả năng về khai thác du lịch bằng đường sắt đô thị, đặc biệt vào các khung giờ thấp điểm. PV VOV Giao thông đã trò chuyện cùng ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc công ty du lịch AZA; phó chủ tịch Câu lạc bộ du lịch Thủ đô về nội dung này.
Chúng ta vừa trải nghiệm tuyến metro Nhổn- ga Hà Nội vào lúc 15h, có thể coi là giờ thấp điểm của giao thông. Anh có cảm nhận ra sao?
Tôi cảm thấy vui mừng vì được di chuyển bằng tuyến đường sắt trên cao, được ngắm nhìn Hà Nội với góc nhìn mới, vừa lạ và vừa thân quen, chất lượng dịch vụ ở trên tàu rất sạch sẽ và văn nh. Khách ở trên tàu rất hồ hởi, có những bác ở Ba Vì về Hà Nội chỉ để trải nghiệm dịch vụ văn nh này của người Hà Nội.
Vâng, cũng sau khi trải nghiệm thì anh thấy đường sắt đô thị có phù hợp để khai thác du lịch không?
Hoàn toàn có thể đưa hình thức đi lại, di chuyển bằng đường sắt đô thị phục vụ cho khách du lịch, nó sẽ tăng thêm trải nghiệm cho du khách vì đây là loại hình phương tiện không tắc đường, đến đúng giờ và văn nh.
Đây cũng là các tiêu chí để phục vụ khách du lịch, và nó cũng là hình thức mới lạ, có thể không mới với khách du lịch quốc tế nhưng họ muốn được trải nghiệm nó tại thủ đô Hà Nội.
Theo anh, đâu là những điểm thú vị khi du lịch bằng đường sắt đô thị?
Nó có nhiều điểm thú vị so với các phương tiện khác cũng mới lạ với đa số người Việt Nam.
Hành khách có dịp ngắm nhìn Hà Nội từ trên cao, ở dọc đường được đi qua các điểm danh thắng như từ ga Cầu Giấy có thể đi qua một cửa ô và chứng kiến sự phát triển của một vùng đất, đi qua các trường đại học lớn, ngắm nhìn các khu đô thị mới với các tòa nhà chọc trời.
Nếu đi bằng ô tô thì tầm nhìn sẽ rất hạn hẹp.
Nghe anh chia sẻ như vậy có thể thấy anh rất quan tâm và muốn kết hợp đường sắt đô thị để tăng trải nghiệm cho du khách. Anh đã nghĩ tới mô hình này triển khai như thế nào chưa?
Không phải tôi nghĩ mà kế hoạch sắp tới là tôi sẽ xây dựng và triển khai các tour kết hợp đường sắt trên cao để di chuyển, với chương trình là đi suốt tuyến, chi phí hợp lý.
Chúng tôi sẽ có những hướng dẫn viên thuyết nh qua tai nghe bluetooth để thuyết nh từ xa để giới thiệu cho khách Việt Nam và khách quốc tế về những điểm ở hai bên tàu điện đi qua.
Và mô hình như vậy hướng tới đối tượng hành khách nào?
Đối tượng có thể là người ngoại tỉnh thăm Hà Nội, thay vì tự đi chỉ trải nghiệm phương tiện thì có hướng dẫn viên giới thiệu, họ sẽ hiểu hơn về các cảnh điểm đi qua. Thứ 2 là khách quốc tế đã quen đi đường sắt đô thị thì họ cũng sẵn sàng sử dụng ễn là mình có sản phẩm thú vị cho họ.
Ở khía cạnh khác, khi thu hút được khách du lịch sử dụng đường đô thị sẽ giúp phát huy thêm hiệu quả của phương tiện này ra sao?
Đường sắt đô thị sẽ có độ chênh hành khách giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm, và giờ mà khách du lịch đi lại là giờ thấp điểm như sau 8h30h sáng và trước 16h30 chiều.
Nên nếu chúng ta có thể xây dựng và phát triển lượng hành khách du lịch bằng đường sắt trên cao sẽ tăng thêm lượng khách, tăng thêm nguồn thu và quan trọng hơn tạo thói quen sử dụng hình thức vận tải công cộng.
Theo anh, cần làm gì để “mở đường” cho du lịch bằng tàu điện?
Việc này cần sự chung tay của 4 bên, cơ quan quản lý tạo điều kiện cho phát triển du lịch bằng đường sắt trên cao; các đơn vị du lịch như chúng tôi cần có kế hoạch thực hiện.
Cơ quan quản lý đường sắt trên cao có ký kết cùng chúng tôi để cùng thu hút du khách vào giờ thấp điểm và cơ quan truyền thông về các sản phẩm du lịch mang lại lợi ích cho Thủ đô và xã hội.
Vâng, xin cảm ơn anh với cuộc trò chuyện cùng VOV Giao thông
Đường sắt đô thị đưa du khách đi qua những tấp nập, nhộn nhịp của Hà Nội với góc nhìn từ trên cao, nếu được triển khai sẽ đem đến nhiều trải nghiệm cho du khách và góp phần phát huy thêm hiệu quả của phương tiện vận tải này.
Mặt khác, nó cũng góp phần làm giảm ùn tắc giao thông cho các tuyến đường nội đô bởi sự cồng kềnh của xe đưa đón khách du lịch.