Đổi mới để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư, kinh doanh, đổi mới như thế nào nếu không may xảy ra những khủng hoảng tương tự trong tương lai?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Thông tin trong nước và quốc tế

Đồng euro lên mức cao nhất từ tháng 5/2018. Ảnh: TTXVN

# Theo số liệu chính thức công bố đầu tháng 9, lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu tiên xuống mức âm trong 2 năm trở lại đây. Kéo theo đồng Euro tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2018 so với đồng USD, tiến sát mốc 1 euro đổi được 1,20 USD. 

# Sau nhịp tăng mạnh, giá vàng thế giới hôm nay đã đảo chiều giảm mạnh về sát ngưỡng 1.960 USD/ounce. Còn trong nước thì một số doanh nghiệp vàng đã nghỉ giao dịch ngày Lễ Quốc khánh. Các đơn vị còn lại đã có sự điều chỉnh giảm theo diễn biến của thị trường thế giới. Giá vàng SJC đứng tại 56,4 triệu đồng/lượng mua vào - 57,4 triệu đồng/lượng bán ra. 

# Các nhà máy trên khắp châu Âu và châu Á trong tháng Tám đã vượt qua được tình cảnh ảm đạm, một phần nhờ vào các chương trình kích thích tài chính và tiền tệ lớn.

# Trong khi đó, Australia đã chứng thức rơi vào suy thoái kinh tế sau gần 3 thập kỷ tăng trưởng liên tục sau 6 tháng xuất hiện của dịch COVID-19, với GPD giảm 7% riêng trong quý II/2020.

# Khó khăn của ngành hàng này lại có thể mở ra cơ hội kinh doanh ở lĩnh vực khác. Điều này được nh chứng kể từ dịch COVID-19 bùng phát và lây lan khắp thế giới, dường như mọi mặt hàng đều đình trệ, ngoại trừ một thứ, đó là xe đạp. Nước Anh cũng không ngoại lệ, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, doanh số mặt hàng này tại nhiều cửa hàng đã tăng gấp 3-4 lần.

Thomas Gray, một chủ cửa hàng bán xe đạp tại Anh cho biết: "Kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa vào cuối tháng 3, doanh số bán xe đạp của chúng tôi đã tăng gấp đôi trong sáu đến tám tuần đầu tiên. Giờ mỗi tuần chúng tôi bán được từ 300 đến 400 xe đạp so với 100 xe như trước kia".

Mới đây, chính phủ Anh cam kết sẽ chi hai tỷ bảng Anh để cải thiện cơ sở hạ tầng cho xe đạp. Hiện, trên khắp các thành phố lớn của Anh, chính quyền địa phương đã giải phóng một phần đường để dành thêm không gian cho xe đạp. 

8 tháng, xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt gần 46 tỷ USD

# Tám tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 46 tỷ đô la, giá trị xuất siêu tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

# Trong 8 tháng đầu năm 2020, lĩnh vực bất động sản nằm trong nhóm có số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể cao nhất với 620 doanh nghiệp.

Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu bất động sản ngay trong tháng ngâu – tháng 7 âm lịch, khi nắm bắt tâm lý nhà đầu tư muốn “bắt đáy” thị trường. 

Đổi mới hoạt động trong doanh nghiệp để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư, kinh doanh, đổi mới như thế nào nếu không may xảy ra những khủng hoảng tương tự trong tương lai? :

Đổi mới hoạt động trong doanh nghiệp để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai. Ảnh: SGGP

Theo các chuyên gia, khi nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh, việc lựa chọn đối tác chiến lược là vấn đề mà các doanh nghiệp cần đặt ra. TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, doanh nghiệp cần tìm kiếm cơ hội kinh doanh gắn với hội nhập quốc tế. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải biết tạo dựng thị trường.

"Doanh nghiệp cần định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh, chú trọng thông tin, dịch vụ gắn với xử lý dữ liệu và kết nối để thông nh hóa nhà quản trị, quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Cần lưu ý lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, những ngành nghề có lợi thế so sánh truyền thống, lĩnh vực phục vụ, hỗ trợ mạng sản xuất, chuỗi giá trị, kết cấu hạ tầng và bất động sản, những ngành/lĩnh vực mới nổi",TS. Võ Trí Thành nói.

Còn theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội hiệu quả, cộng đồng DN cần nhìn nhận lại về cách làm việc, đồng thời định hình lại cách thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

"Chúng ta phải có biện pháp ứng phó trong bối cảnh mới hiện nay. Thứ hai là bị phục hồi càng nhanh càng tốt. Thứ ba là chúng ta phải đổi mới sáng tạo, nhất là trong mô hình, cũng như trong chiến lược kinh doanh của mình. Tiếp tục tái cơ cấu, những cái gì không tốt, không tinh gọn chúng ta dứt khoát là phải tập trung lại, tăng khả năng chống chọi của chúng ta đối với các cú sốc bên ngoài", chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết. 

Thực tế, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, khi dịch bệnh tại nhiều quốc gia còn diễn biến phức tạp.

Vì vậy, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nhận định, quá trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi cần phải tiếp tục cải cách thể chế mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp: "Để làm điều này, theo đề nghị của VCCI Chính phủ đã thành lập Tổ rà xét những điểm chồng chéo trong hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh để có thể khắc phục được những điểm chồng chéo cũng như những điểm bất cập trong hệ thống pháp luật. Nếu các Tổ công tác này hoạt động tích cực thì có thể tạo nên một cố gắng nỗ lực liên ngành, điều đó sẽ tạo động lực lớn cho sự phát triển", ông Vũ Tiến Lộc nói.

Đại dịch COVID 19 đã làm thay đổi chính sách chiến lược của doanh nghiệp theo hướng chưa từng có tiền lệ.

Yêu cầu đặt ra cho các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng.

Cùng với đó, tiếp tục đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới theo xu hướng chuyển động cùng cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số để vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.