Độc đáo hội làng Triều Khúc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

VOVGT - Sáng 14/02, làng Triều Khúc đã vinh dự đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ hội truyền thống của làng...

>>>Điệu múa bồng lễ hội làng Triều Khúc

Sáng 14/2, làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội đã vinh dự đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ hội truyền thống của làng. Ngay sau khi đón nhận, người dân đã tiến hành các nghi lễ truyền thống và tưng bừng khai hội Xuân Kỷ Hợi.

Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, xã Tân Triều cũng chuyển mình nhanh chóng theo hướng đô thị hóa. Điều đặc biệt là làng Triều Khúc vẫn giữ được bản sắc truyền thống đậm nét của một ền quê đồng bằng châu thổ với những giá trị văn hóa đặc sắc được bảo tồn. Trong đó, tiêu biểu nhất là Lễ hội truyền thống và quần thể di tích lịch sử văn hóa Đình, Chùa đều được xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Ngày 29/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định Công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, chứng nhận Lễ hội làng Triều Khúc, xã Tân Triều, là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ông Nguyễn Duy Lưu – Chủ tịch UBND xã Tân Triều, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội bày tỏ: “Đây là sự kiện lớn của địa phương và cũng là dịp để chúng ta nhận thấy rõ hơn nữa trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân trong tiến trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn liền với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy được những giá trị văn hóa đặc sắc của các thế hệ đi trước đã trao truyền lại. Từ đó, xứng đáng với công đức của Bậc tiền nhân, Đức Thành Bố Cái Đại vương, xây dựng quê hương ngày càng văn nh, giàu đẹp”.

Lễ hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng hàng năm nhằm thể hiện tấm lòng thành kính tri ân công ơn của Đức Thánh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Đây cũng là hoạt động giáo dục cháu con về lịch sử dân tộc, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và lòng “tự tôn dân tộc”. Đồng thời, Lễ hội cũng là dịp để người dân cử hành nghi lễ cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mọi nhà an bình, thịnh vượng.

Trong khuôn khổ của Lễ hội có các nghi thức tế lễ cổ truyền, Lễ rước uy nghiêm, các điệu múa dân gian đặc sắc, huyền ảo như: Con đĩ đánh bồng, múa chạy cờ,… gắn liền với các chứng tích lịch sự văn hóa năm xưa đã được gìn giữ, trường tồn với bao thế hệ.

Đây chính là nh chứng cụ thể, sống động về nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị tại địa phương, đặc biệt là vai trò của người dân làng Triều Khúc trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị di sản văn hóa của quê hương.

---

Trai làng hóa trang trong điệu múa 'Con đĩ đánh bồng' độc đáo của hội làng Triều Khúc.

Đức Thánh Phùng Hưng tự là Công Phấn, Ngài là một lãnh tụ cuộc nổi dậy chống lại sự đô hộ của nhà Đường thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền, Ngài có sức khỏe phi thường, có thể vật trâu, đánh hổ.

Dưới ách cai trị hà khắc của quân đô hộ nhà Đường, người dân bị đàn áp, bóc lột cùng cực. Với tấm lòng yêu nước, trí dũng song toàn, Ngài cùng 2 người em trai là Phùng Hải và Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy, làm chủ vùng đất Đường Lâm rồi đánh chiếm cả vùng đất rộng lớn, xây dựng căn cứ chống giặc. Một trong những căn cứ ấy được xây dựng ở Trang Khúc Giang (tên gọi xưa kia của làng Triều Khúc).

Gò Lĩnh Hán (vùng đất địa linh tọa lạc của Đại Đình Triều Khúc ngày nay) chính là nơi Đức Thánh Phùng Hưng đã đặt Đại bản doanh để tập hợp, thao luyện binh mã trước khi vây đánh thành Tổng Bình. Hiện Tam quan Đại Đình vẫn còn bút tích ca ngợi công đức của Ngài.

Sau khi thắng giặc, thiện hạ thái bình, ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (782), Ngài đăng quang ngôi Vua.