Đình thần Thông Tây Hội, 3 trăm năm ghi dấu...

Từ thuở ban sơ, khi những di dân đầu tiên từ vùng Thuận Quảng (Từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay) vào khai bờ, mở cõi, đã dựng lên ngôi đình Thông Tây Hội.

Hơn 3 thế kỷ qua, trải qua biết bao thăng trầm, ngôi đình cổ đã chuyên chở những giá trị về lịch sử, văn hóa của mảnh đất Sài Gòn–TP.HCM suốt ngần ấy tháng năm. Vào năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Gia Định, ngôi đình đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. 

Ghé lại ngôi đình cổ đã ghi dấu năm tháng trên mảnh đất Sài Gòn vào một buổi chiều. Chúng tôi đã gặp được chú Nguyễn Văn Hung (Phó ban quản lý Đình Thông Tây Hội). Ngồi xuống chiếc bàn trà trước chánh điện, chú kể lại cho chúng tôi nghe về cầu chuyện lịch sử của ngôi đình này.

Ban đầu, khi những di dân từ vùng Thuận Quảng khai bờ, mở cõi, ngôi đình được dựng lên bằng tre và vách lá. Mãi đến năm 1883, cuối đời vua Tự Đức, Đình thần mới được xây dựng theo kiến trúc như hiện nay. Đình Thông Tây Hội là nơi thờ 2 vị Thần Thành Hoàng là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương, hai Vương Tước triều thứ 2 nhà Lý – hai vị nhân thần khai hoang nên vùng đất này.

“Đình Thông Tây Hội là di tích kiến trúc, nghệ thuật Quốc Gia. Di tích lịch sử được công nhận vào ngày 21/11/1998, chớ hồi xưa giờ coi như cổ lắm rồi. Theo tài liệu chữ Hán, còn lưu lại trong đình thì lần trùng tu thứ nhất, vào năm Bính Thân, 1896. Lần trùng tu thứ 2 là vào năm Đinh Mão, 1927. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn Gia Định, Đình là một trong 6 công trình lớn được trùng tu", chú Hung kể lại. 

Những cột gỗ nhuốm màu thời gian trong chánh điện

Đình Thông Tây Hội là nguồn tư liệu phong phú xuyên suốt 3 thế kỷ về cư dân vùng Gò Vấp, một vùng đất ra đời tương đối sớm đối với Sài Gòn - Gia Định. Tên Thông Tây Hội là do ghép từ hai làng Hạnh Thông Tây và An Hội. Khi hai làng sáp nhập làm một thì đình làng Hạnh Thông Tây được chọn làm đình chung và từ đó được đổi tên thành đình Thông Tây Hội.

Ngần ấy tháng năm, song hành cùng mảnh đất Sài Gòn, ngôi đình đã điểm tô dấu tích của mình lên những trang sử về vùng đất này. Trải qua biết bao thăng trầm, từ những ngày khai hoang lập cõi rồi vươn mình trở thành đô thị phát triển bậc nhất cả nước như hiện nay. Ngôi đình không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là điểm đến tâm linh không chỉ của người dân Gò Vấp nói riêng người dân Sài Gòn nói chung mà còn dành cho du khách thập phương về đây cúng bái.

Trong đáy mắt ngập tràn niềm tự hào, ngắm nhìn một vòng di tích linh thiêng, chú Hung chia sẻ: “Nhiều lần mình vận động bá tánh, thiên hạ làm từng bước. Ban quản lý từng bước gìn giữ những kiến trúc nghệ thuật xưa. Các bàn thờ mình từ từ chỉnh trang lại. Càng ngày càng từng bước khang trang lên và được nhiều đoàn từ bắc chí nam vào tham quan, tìm hiểu”.

Những gốc đa trăm tuổi như những cận vệ già của ngôi đình cổ

Rảo bước một vòng quanh khu di tích rộng khoảng 1600 m2, được xây dựng theo gốc kiến trúc “ Cây Đa, Giếng Nước, Sân Đình” của dân tộc ta. Những cây đa vài trăm năm tuổi được trồng thành hình dáng của những chiếc cổng, như những cận vệ già, gìn giữ di tích thiêng liêng này.

Bước vào chánh điện, sự trang nghiêm pha chút nét xưa cũ từ những cây cột gỗ đã nhuốm màu thời gian. Mùi hương khói, thoang thoảng qua cánh mũi, pha thêm chút mùi cổ xưa. 2 bên chánh điện là những kiến trúc phụ bao gồm bia ông Hổ, bàn thờ Thần Nông, Bà chúa Sứ,…

Bước vào chánh điện để dâng hương, chúng tôi bắt gặp chú Chế Thanh Tiến (50 tuổi), người đã sinh ra và lớn lên bên ngôi đình Thông Tây Hội này. Nhìn ngắm ngôi đình tưởng chừng bị chìm vào lãng quên trong dòng sông lịch sử dài đằng đẵng của mảnh đất này, được khơi dậy trở lại trong khoảng 15 năm trở lại đây. Rồi thu hút được nhiều người biết tới và ghé thăm.

Chú bồi hồi kể lại: “Nói chung cái hậu sự sau này, mình lớn lên cũng đã có cái đình này rồi. Những ông, cha ngày trước trước mình mình không hiểu như thế nào. Chứ mình lớn lên, mới đầu thấy cái đình xập xệ, thì về đây mỗi người đóng góp vào một tay thì đến này đình cũng được sạch sẽ, tôn nghiêm. Mình thấy cũng mừng vì có ngôi đình cổ nhất của ền nam.”

Gốc đa già như chiếc cổng Đình

Trò chuyện hồi lâu cùng chú, chúng tôi mới biết được rằng chú Chế Thanh Tiến cũng là một nghệ nhân điêu khắc. Dù giờ đây đôi tay ấy đã mỏi mệt, chẳng thể tiếp tục với cái nghề mà chú đã dành cả cuộc đời để đeo đuổi. Thế nhưng với tình yêu với nghề điêu khắc, và niềm tự hào của người con Gò Vấp với di tích, kiến trúc đã gắn liền với cuộc đời của mình. Đôi tay mỏi mệt ấy vẫn dành thời gian mỗi ngày để tu sửa và đắp nặn và tô điểm thêm cho ngôi đình.

Chỉ vào tấm bình phong được trạm trổ đôi rồng cùng với tấm bảng đề “Di Tích Kiến Trúc Quốc Gia Đình Thông Tây Hội, trong ánh mắt của người đàn ông gầy gò, nhỏ bé, đen nhẻm ấy chẳng thể dấu nổi sự tự hào, chú thầm thì: “Do một tay chú đắp nặn, điêu khắc đấy.”

“Nói chung giờ cũng còn đam mê lắm chứ. Đình có mình sẵn sàng mình làm thôi. Hư hao gì đó, nói về chuyên môn điêu khắc thì mình nhảy vô mình làm đặng cho đỡ nhớ nghề. Nói chung nhiều lúc cũng nhớ lắm chứ.”

Tấm bia được nghệ nhân Chế Thanh Tiến đắp nặn cho ngôi đình

Sài Gòn bao nhiêu tháng năm, ngôi đình ấy cũng đã bấy nhiêu năm tuổi. Ngôi đình thuở nào, giờ đã được tu bổ khang trang hơn, đẹp đẽ hơn và giá trị lịch sử mà ngôi đình vẫn đã và đang chuyên chở xuyên suốt dòng trường hà lịch sử của mảnh đất này vẫn vẹn nguyên như thuở sơ khai.

Ngôi đình cổ cũng đã trở thành một phần trong đời sống văn hoá, tâm linh giàu bản sắc, ý nghĩa  không chỉ đối với người dân Gò Vấp, mà còn đối với người dân Sài Gòn.

Dẫu Sài Gòn có vươn mình phát triển đến bao xa, ngôi đình ấy vẫn sẽ mãi vững vàng đứng đó, nhìn ngắm và là chứng nhân cho những trang sử của thành phố này.   

SỐNG Ở SÀI GÒN: Sài Gòn với những tiếng rao xưa

Trong nhịp sống tất bật, hối hả thường nhật ở Sài Gòn - TP.HCM có vô vàng âm thanh trên khắp các con đường, ngõ hẻm. Tiếng xe, tiếng nhạc ở một quán cà phê hay là tiếng quảng cáo phát ra từ một cửa hàng nào đó…có thể gọi nôm na là những âm thanh của nếp sống hiện đại.

Len lỏi, chen chúc trong vội vàng, ồn ã ấy là tiếng rao gánh hàng rong ngày xưa cũ, gắn liền với tuổi thơ của bao người thi thoảng vang lên gợi nhớ về biết bao nhiêu kỷ niệm.

Ảnh: Thanh niên

Vào một buổi trưa hôm nọ, dù trời nhiều mây nhưng tôi vẫn cảm nhận rõ cái nóng oi bức cùng tiếng xe qua lại không ngớt khiến bầu không khí càng trở nên ngột ngạt. Bỗng đâu đó vang lên tiếng nhạc quen thuộc cùng lời rao “kem đây, kem đây cô bác ơi” khiến bao nhiêu kỷ niệm ùa về và cái nóng cũng vì thế mà dần nguôi ngoai.

Chợt nhìn lại Sài Gòn - TP.HCM ngày nay, tiếng rao chay cùng gánh hàng rong đã dần thưa thớt, thay vào đó là những tiếng rao qua loa được ghi âm từ trước phát đi phát lại nhiều lần. Cũng dễ hiểu bởi trong một đô thị hiện đại với rất nhiều ngôi nhà được xây cao tường, cửa kính và đặc biệt là những tòa khu chung cư kiên cố thì tiếng rao chay khó lòng đến tai của mọi người.

Chưa kể trong thời buổi công nghệ số, thông qua các ứng dụng trên thị trường người bán hàng chỉ cần đăng ký sản phẩm cần bán sau đó đăng lên nền tảng ứng dụng là có thể chào mời đến mọi người, còn khách hàng thì chỉ lướt vài thao tác qua điện thoại sẽ có thể tìm mua được món mình thích và sẽ có người đem đến không lâu sau đó. Thế mới thấy việc người gánh hàng rong cất tiếng rao đi bán khắp nơi sẽ rất khó “tồn tại” trên thương trường khốc liệt hiện nay. Vì thế mà tiếng rao hàng rong ngày nay dần ít đi và nếu có thì phải lùi vào trong những ngách hẻm nhỏ ở Sài Gòn.

Tiếng rao thời nay tuy có đầu tư chỉnh chu từ âm thanh cho đến nội dung nhưng đôi lúc lại khiến người ta cảm thấy không thoải mái trong nhịp cuồng quay của cuộc sống. Ví dụ khi đang phải nhích từng chút vì kẹt xe và bên đường là một cửa hàng nào đó vặn loa hết công suất cùng tiếng nhạc và lời chào mời ầm ĩ thì thật sự chẳng vui và hào hứng chút nào.

Thế mà tiếng rao chay - không qua loa thùng của những cô chú bán bánh mì, bán kem…vang lên vào bất kỳ thời điểm nào thì người ta lại không cảm thấy phiền và có khi được thư giãn cùng những ký ức ùa về.

Tiếng rao không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bao người mà còn gắn liền với hình ảnh những người lao động nghèo. Đằng sau tiếng rao có thể là bất kỳ ai, một ông chú, một bà lão hoặc thậm chí là một đứa trẻ phải bươn chải với đời từ sớm để mưu sinh. Cũng vì thế mà trong nền văn học Việt Nam Nhà thơ Tố Hữu đã mượn hình ảnh, tiếng rao của những người buôn gánh bán bưng để sáng tác ra bài thơ nổi tiếng “Một tiếng rao đêm”.

“Ai ăn bánh bột lọc không?

Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!

….

Tiếng rao nhỏ của một em gái bé

Không vang lâu, chỉ vừa đủ rao mời”

Tiếng rao cứ thế đi qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, từ thuở khói đạn mịt mù cho đến ngày kinh tế dần sánh vai cùng các cường quốc thế giới. Tiếng rao dù chỉ lướt qua con người ta thoáng chốc nhưng lại lắng đọng thật lâu trong ký ức của nhiều người.

Với tôi, với bạn và sẽ còn có nhiều người cũng cảm thấy rằng, tiếng rao hàng rong vẫn là điều gì đó đặc biệt, hay hơn hẳn những tiếng rao hiện đại trong thời buổi phát triển hiện nay. Vậy mà, giờ đây, những tiếng rao ấy đang dần “lạc lõng” nơi phố thị xô bồ.

TIN YÊU

# Theo các chuyên gia, việc chuyển đổi từ xe buýt sử dụng dầu diesel sang năng lượng điện sẽ góp phần giảm gần 50% lượng khí CO2, qua đó góp phần cải thiện chất lượng môi trường không khí.

Thời gian tới, tại TP HCM, hình ảnh xe buýt điện đón khách sẽ trở nên phổ biến. Ảnh: Người lao động

Trước nội dung này, ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, thành phố đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ xe điện, bao gồm việc lập kế hoạch đầu tư và xây dựng các trạm sạc điện để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xe buýt điện.

# Theo Sở Xây dựng, hiện nay tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. 6 tháng đầu năm, TP.HCM chỉ có 142 công trình vi phạm trật tự xây dựng, bình quân 0,8 vụ/ngày, giảm 90,8% so với trước thời điểm ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường quản lý trật tự đô thị của Thành ủy TP.HCM năm 2019.

# Cục Thống kê TP.HCM vừa báo cáo UBND TP.HCM tình hình KT-XH tháng 7 và 7 tháng năm 2024, trong đó nêu ra nhiều chỉ số phục hồi khá tốt. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 7 tháng ước thực hiện gần 309.000 tỉ đồng, đạt 64% dự toán và tăng 14% so với cùng kỳ.

# Cầu Cây Khô giúp người dân từ huyện Nhà Bè không phải đi đò hoặc đường vòng 10 km qua huyện Bình Chánh đã cơ bản hoàn thành, dự kiến thông xe dịp 2/9. Đây là cây cầu bắc qua rạch Ông Lớn khởi công năm 2018, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành năm 2023 nhưng trễ tiến độ do vướng mặt bằng.